Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là rất cao

Nhân viên y tế đang chăm sóc trẻ sinh non trong lồng kính tại Khoa sản, BV Bạch Mai - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Năm 2020 sẽ triển khai Sổ theo dõi Sức khỏe bà mẹ & trẻ em trên toàn quốc

Bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ nhất

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa Hè đúng cách

Nên giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào ban đêm thế nào?

Đây là thông tin được TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) chia sẻ tại Hội thảo chia sẻ thông tin về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em diễn ra tại Hà Nội sáng 28/7.

Theo ông Trần Đăng Khoa, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở nước ta trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ từ khi bầu đến khi đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt trên 80%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ duy trì 95 - 97%; tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu sau đẻ đạt khoảng 80%.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, thách thức ảnh hưởng đến chăm sóc Sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là sự chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân tộc.

Theo đó, tỷ lệ tử vong của mẹ ở vùng 3 cao gấp 3,5 lần so với vùng 1, trong khi đó, tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc H'Mong cao gấp 7 - 8 lần so với dân tộc Kinh, Tày. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở nông thôn cao gấp đôi thành thị và khoảng cách về tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh ngày càng gia tăng (năm 2006 là 1,35 lần; năm 2014 là 4,3 lần).

Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vẫn còn cao, chiếm đến 70 - 80% tử vong trẻ dưới 1 tuổi, 50 - 60% tử vong trẻ dưới 5 tuổi.

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) chia sẻ tại Hội thảo sáng 28/7 - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) chia sẻ tại Hội thảo sáng 28/7 - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

“Chúng tôi đang cố gắng giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vì giảm tử vong trẻ sơ sinh sẽ giảm được tỷ lệ tử vong đối với trẻ dưới 1 tuổi. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến trẻ sơ sinh tử vong. Ví dụ quá trình khám thai đầy đủ, phải đảm bảo 4 lần khám trong suốt thời gian thai kỳ. Các trường hợp đẻ khó, khó can thiệp và cứu chữa. Bên cạnh đó, sau khi trẻ ra đời, sự chăm sóc nuôi dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh…” - ông Trần Đăng Khoa, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho biết. 

Ngoài ra, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao so với trung bình cả nước: Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15% và 21% so với 8,5%).

Lý giải thực trạng này, TS. Khoa đưa ra một số nguyên nhân, đó là thiếu nhân lực (thiếu cán bộ chuyên môn sản, nhi, gây mê hồi sức; 30% bác sỹ đa khoa làm công tác chăm sóc sản khoa, nhi khoa tại tuyến huyện). Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, năng lực về cấp cứu sản khoa, sơ sinh (sàng lọc, phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, chuyển tuyến, chẩn đoán, tiên lượng và xử trí) còn hạn chế ở những vùng khó khăn.

Ông Khoa cũng cho biết, để có thể cải thiện các chỉ số này, cần phải làm nhiều việc khác nhau, trong đó có việc xây dựng công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Sổ theo dõi theo dõi Sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản điện tử có sẵn trên các kho ứng dụng điện thoại với tên gọi Somevabe

Sổ theo dõi theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản điện tử có sẵn trên các kho ứng dụng điện thoại với tên gọi "Somevabe"

Một trong những giải pháp được Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em thực hiện là xây dựng Sổ theo dõi Sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Công cụ này được thực hiện theo mô hình của Nhật Bản, được triển khai từ năm 1998 (tại Bến Tre) nhưng đến năm 2015 mới được hiện thực hóa tại 4 tỉnh với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA - Nhật Bản). Đến nay, Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em được triển khai trên toàn quốc và đã phủ sóng hầu hết các tỉnh thành. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kết quả chưa đạt như kỳ vọng.

Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 140 ngày 20/1/2020 về ban hành mẫu sổ theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Cuốn sổ này được thiết kế khoa học theo diễn tiến quá trình mang thai và chăm sóc trẻ đến 6 tuổi. Hiện đã có trên 40 nước sử dụng loại sổ này, nhằm kịp thời phát hiện các nguy cơ, tai biến có thể gặp phải trong quá trình mang thai cũng như các dấu hiệu bất thường về bệnh tật của trẻ. Đây là công cụ góp phần giảm tử vong mẹ và trẻ em.

Sổ giống như một cuốn nhật ký sức khỏe thể hiện quan tâm của gia đình với đứa trẻ từ lúc chào đời đến khi trưởng thành. Sổ cũng chứa nhiều thông tin tư vấn hữu ích cho cha mẹ, nhằm xử trí và theo dõi các vấn đề bệnh thông thường ở trẻ. Sổ cũng có phiên bản điện tử gọi tắt là "Sổ mẹ và bé" đã có sẵn trên các kho ứng dụng với tên gọi "somevabe", người dùng có thể truy cập và tải về điện thoại hoặc máy tính để theo dõi sức khỏe thai kỳ cũng như chăm con khỏe mạnh.

Ngoài cuốn sổ này, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cũng đã phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam xây dựng phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng từ năm 2018. Phần mềm này áp dụng cho bà mẹ mang thai, nuôi con bú và trẻ em từ 7 đến 60 tháng tuổi.

 
Hiệp Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn