- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Bé sẽ rất thích thú khi nhìn thấy hình ảnh phản chiếu trong gương
5 trò chơi "kinh điển" mọi em bé sơ sinh đều thích
Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi
Những trò chơi tại gia giúp bé sáng tạo
Soi gương mỗi ngày để nắm rõ sức khỏe
Các bố mẹ trước đây thường kiêng cho bé soi gương vì sợ bé chậm nói. Nhưng trên thực tế, có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Việc cho bé soi gương từ khoảng 3 tháng tuổi là một cách để kích thích sự phát triển của bé, đặc biệt là não bộ. Thông qua các trò chơi với gương, trẻ học được cách tập trung, khám phá và theo dõi. Không những thế, nó còn phát triển mặt xã hội và thúc đẩy khả năng tương tác cảm xúc giữa mẹ và bé, giữa bé với những người xung quanh.
Trẻ thường thích ngắm mình trong gương và thậm chí, tùy từng độ tuổi, trẻ sẽ sử dụng chiếc gương với những mục đích khác nhau. Chỉ cần đảm bảo an toàn cho bé khi chơi với gương (sử dụng một chiếc gương bằng chất liệu không vỡ) là bố mẹ có thể đem đến những bài học thú vị cho bé. Một số bố mẹ còn coi đây là cách để dỗ bé nín khóc hiệu quả.
Gợi ý một số trò chơi đơn giản với gương cho bé:
1. Bố mẹ bế bé trong lòng hoặc cho bé ngồi trước gương. Bé sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi hình ảnh của mình và đưa tay với lấy (tùy độ tuổi của bé). Bố mẹ cho bé lặp lại trò chơi nhiều lần để phát triển cơ tay, hỗ trợ bé bò sau này.
2. Bố mẹ cùng bé ngồi trước gương và đọc truyện. Bé sẽ có theo dõi cả hành động thực và hình ảnh phản chiếu để nhận ra những biểu cảm sinh động của bố mẹ (rồi bắt chước theo).
3. Khi bé lớn hơn, bố mẹ có thể cùng bé soi gương và chỉ vào từng bộ phận trên khuôn mặt bé, dạy cho bé biết đâu là cái tai, cái mũi, cái miệng, làm mặt cười - mặt mếu... Khi trẻ hào hứng, trẻ sẽ tiếp nhận thông tin nhanh hơn.
4. Mỗi khi đưa bé đi chơi bên ngoài, nếu đi ngang qua một chiếc gương, hãy dừng lại vài phút cho bé ngắm nhìn và khám phá. Bé sẽ nhận ra những hình ảnh quen thuộc và dần dần mạnh dạn hơn ở nơi đông người.
Bình luận của bạn