1. Dùng quá nhiều dầu
Đúng là dầu ăn là một loại chất béo tốt cho cơ thể, không làm bạn tăng cân. Tuy nhiên, bạn lại có xu hướng sử dụng hơi nhiều dầu trong chế biến các món ăn tại nhà, nhất là với món rau. Một thìa canh dầu ăn chứa 120 calo. Khi xào các món rau, việc hấp thụ nhanh chóng thìa dầu ăn này của rau khiến bạn cảm giác món ăn hơi khô và cho thêm chút ít dầu ăn nữa vào. Và... bạn dùng nhiều hơn lượng calo cần thiết cho cơ thể.
Lời khuyên: Hấp, chần xơ rau trước khi xào.
Giảm bớt dầu ăn khi xào rau, củ, quả
2. Ước lượng kích thước, trọng lượng
Bất cứ ai muốn giảm bớt trọng lượng đều biết tầm quan trọng của kiểm soát khẩu phần. Thế nhưng, sau một ngày dài mệt mỏi với công việc, lại phải cân, đo, đong, đếm để chuẩn bị cho một bữa ăn tự nấu nướng là một công việc vừa tốn thời gian, vừa có vẻ không hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều người đã đo trọng lượng bằng... mắt. Và hậu quả là, có thêm hàng trăm calo ẩn trong một bữa ăn "khỏe mạnh", và cái giá phải trả cho sự lười biếng này là tăng cân.
Lời khuyên: Tìm hiểu về lượng calo tiềm ẩn của các loại thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn. Đồng thời, sử dụng những dụng cụ đo lường vẫn được chế biến sẵn với các loại thực phẩm như thùng gạo, gói rau, gói thịt (được bán trong các siêu thị)...
3. Trở thành nô lệ cho các công thức
Các công thức món ăn được xây dựng bởi những đầu bếp chuyên nghiệp, giúp bạn có được những bữa ăn ngon như ở ngoài tiệm. Nhưng việc nghiền ngẫm, tuân thủ một cách chính xác công thức chế biến đó khiến bạn mất đi sự sáng tạo và mất cơ hội được thưởng thức những món ăn ngon. Ví dụ, nếu công thức nói rằng, bạn nên sử dụng kem tươi cho món ăn, thì không có nghĩa là không được dùng sữa chua thay thế. Chúng đem lại khẩu vị tươi mới cho bữa ăn. Ngoài ra, còn cắt giảm bớt lượng calo, chất béo trong món ăn của bạn.
Lời khuyên: Hãy thử thay thế các loại nguyên liệu tương đương trong một công thức nấu ăn.
4. Ăn vặt khi nấu nướng
Việc ăn vặt trong nấu nướng có thể ảnh hưởng đến việc nêm nếm món ăn của bạn, đặc biệt với các món ăn có nhiều gia vị như bim bim. Ngoài ra, việc ăn vặt trong nấu nướng có thể làm giảm cảm giác ngon miệng của bạn trong bữa chính. Nhưng, kiềm chế cơn đói trong khoảng thời gian này lại là điều không thể.
Đừng ngại biến tấu các công thức có sẵn
Lời khuyên: Ăn một vài loại hạt như hạt óc chó, củ quả cắt khúc hay một cốc nước lọc trong thời gian chế biến món ăn này là hợp lý.
5. Để lại thức ăn thừa
Bạn có một bữa ăn ngon miệng. Bạn thấy no nhưng vẫn còn chút thức ăn thừa trên mâm cơm. Ăn nốt? Đổ đi? Hay cất vào tủ? Nhiều chị em thường tặc lưỡi và ăn nốt chút ăn dư thừa còn lại này bởi: "Cất đi thì mai sẽ không ngon và không ai ăn tiếp. Đổ đi thì phí". Và việc ăn thêm, dù chút ít này sẽ làm tăng trọng lượng của bạn trong một thời gian ngắn.
Lời khuyên: Đừng tiếc nuối chút thức ăn thừa này. Hãy nhanh chóng dọn bàn để loại bỏ chúng khỏi tầm mắt của bạn. Hãy nhớ lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Hãy để thức ăn thừa ra khỏi tầm mắt, ra khỏi tâm trí.
Đúng là dầu ăn là một loại chất béo tốt cho cơ thể, không làm bạn tăng cân. Tuy nhiên, bạn lại có xu hướng sử dụng hơi nhiều dầu trong chế biến các món ăn tại nhà, nhất là với món rau. Một thìa canh dầu ăn chứa 120 calo. Khi xào các món rau, việc hấp thụ nhanh chóng thìa dầu ăn này của rau khiến bạn cảm giác món ăn hơi khô và cho thêm chút ít dầu ăn nữa vào. Và... bạn dùng nhiều hơn lượng calo cần thiết cho cơ thể.
Lời khuyên: Hấp, chần xơ rau trước khi xào.
2. Ước lượng kích thước, trọng lượng
Bất cứ ai muốn giảm bớt trọng lượng đều biết tầm quan trọng của kiểm soát khẩu phần. Thế nhưng, sau một ngày dài mệt mỏi với công việc, lại phải cân, đo, đong, đếm để chuẩn bị cho một bữa ăn tự nấu nướng là một công việc vừa tốn thời gian, vừa có vẻ không hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều người đã đo trọng lượng bằng... mắt. Và hậu quả là, có thêm hàng trăm calo ẩn trong một bữa ăn "khỏe mạnh", và cái giá phải trả cho sự lười biếng này là tăng cân.
Lời khuyên: Tìm hiểu về lượng calo tiềm ẩn của các loại thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn. Đồng thời, sử dụng những dụng cụ đo lường vẫn được chế biến sẵn với các loại thực phẩm như thùng gạo, gói rau, gói thịt (được bán trong các siêu thị)...
3. Trở thành nô lệ cho các công thức
Các công thức món ăn được xây dựng bởi những đầu bếp chuyên nghiệp, giúp bạn có được những bữa ăn ngon như ở ngoài tiệm. Nhưng việc nghiền ngẫm, tuân thủ một cách chính xác công thức chế biến đó khiến bạn mất đi sự sáng tạo và mất cơ hội được thưởng thức những món ăn ngon. Ví dụ, nếu công thức nói rằng, bạn nên sử dụng kem tươi cho món ăn, thì không có nghĩa là không được dùng sữa chua thay thế. Chúng đem lại khẩu vị tươi mới cho bữa ăn. Ngoài ra, còn cắt giảm bớt lượng calo, chất béo trong món ăn của bạn.
Lời khuyên: Hãy thử thay thế các loại nguyên liệu tương đương trong một công thức nấu ăn.
4. Ăn vặt khi nấu nướng
Việc ăn vặt trong nấu nướng có thể ảnh hưởng đến việc nêm nếm món ăn của bạn, đặc biệt với các món ăn có nhiều gia vị như bim bim. Ngoài ra, việc ăn vặt trong nấu nướng có thể làm giảm cảm giác ngon miệng của bạn trong bữa chính. Nhưng, kiềm chế cơn đói trong khoảng thời gian này lại là điều không thể.
Lời khuyên: Ăn một vài loại hạt như hạt óc chó, củ quả cắt khúc hay một cốc nước lọc trong thời gian chế biến món ăn này là hợp lý.
5. Để lại thức ăn thừa
Bạn có một bữa ăn ngon miệng. Bạn thấy no nhưng vẫn còn chút thức ăn thừa trên mâm cơm. Ăn nốt? Đổ đi? Hay cất vào tủ? Nhiều chị em thường tặc lưỡi và ăn nốt chút ăn dư thừa còn lại này bởi: "Cất đi thì mai sẽ không ngon và không ai ăn tiếp. Đổ đi thì phí". Và việc ăn thêm, dù chút ít này sẽ làm tăng trọng lượng của bạn trong một thời gian ngắn.
Lời khuyên: Đừng tiếc nuối chút thức ăn thừa này. Hãy nhanh chóng dọn bàn để loại bỏ chúng khỏi tầm mắt của bạn. Hãy nhớ lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Hãy để thức ăn thừa ra khỏi tầm mắt, ra khỏi tâm trí.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp
Bình luận của bạn