Việc xác định chính xác tỷ lệ trẻ bị ADHD vô cùng quan trọng
Ngày càng nhiều trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý vì nước ngọt
Quét não phát hiện sớm chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Hiểu đúng rối loạn tăng động ở trẻ
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những biểu hiện nổi bật
Rae Thomas – Trung tâm Nghiên cứu Thực hành dựa trên bằng chứng (Đại học Bond) và cộng sự đã phân tích dữ liệu từ 175 nghiên cứu đã được tiến hành trong gần bốn thập kỷ và tính ra tỷ lệ trẻ bị ADHD - một rối loạn về thần kinh ở trẻ em, điển hình là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.
Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ADHD do nhóm nghiên cứu của Thomas đưa ra thấp hơn so với dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (FDA) – báo cáo rằng 11% trẻ em Mỹ trong độ tuổi đi học được chẩn đoán ADHD vào năm 2011. Tỷ lệ này cũng cao gấp đôi so với tỷ lệ được đưa ra trên Tạp chí Child Psychology and Psychiatry đầu năm 2014 (3,4% trẻ em trên thế giới bị ADHD).
Chính vì vậy, kết của nghiên cứu của Thomas vẫn đang gặp rất nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng, sự khác biệt về tỷ lệ được đưa ra trong các nghiên cứu là do cách lựa chọn tiêu chí để chẩn đoán chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Tỷ lệ trẻ bị ADHD còn đang gây nhiều tranh cãi
Việc xác định chính xác tỷ lệ trẻ bị ADHD vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu các trường hợp bị chẩn đoán sai và các trường hợp không được kiểm soát.
TS. Eyal Shemesh – Chủ nhiệm khoa Sức khỏe Hành vi và Phát triển, Bệnh viện Nhi Kraivis (New York, Mỹ) cho rằng nên thận trọng khi đưa ra các con số: “Con số 7% rất nguy hiểm. Nếu một quốc gia nào đó có tỷ lệ trẻ em bị ADHD là 7%, bạn sẽ nghĩ rằng họ không kiểm soát hết được các trường hợp. Còn đối với quốc gia có tỷ lệ tới 17%, bạn lại cho rằng họ có quá nhiều trường hợp bị chẩn đoán sai”.
Trẻ bị ADHD có xu hướng không chú ý, bốc đồng và hiếu động. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và giao tiếp xã hội. Trẻ bị ADHD vẫn tiếp tục có các triệu chứng trên khi trưởng thành.
Kết quả nghiên cứu của Thomas và cộng sự được đăng tải trên Tạp chí Pediatrics số ra ngày 3/3/2015.
Bình luận của bạn