Biếng ăn… khiến trẻ bị tự kỷ?

Con biếng ăn khiến mẹ mệt mỏi và lo lắng. Cơ thể con trở nên còi cọc hơn so với các bạn. Mẹ còn nghe nói biếng ăn còn ảnh hưởng đến tâm lý của con. Có biện pháp nào có thể giúp mẹ khắc phục vấn đề này không?

1. Vấn đề tâm lý mà trẻ thường gặp khi biếng ăn

*Trẻ bị tự kỷ nếu biếng ăn kéo dài?

Biếng ăn… khiến trẻ bị tự kỷ? - 1
Trẻ biếng ăn lâu dài có dấu hiệu tự kỷ

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu bệnh tự kỷ thuộc trường đại học Cambridge (Anh) ở hơn 1600 trẻ em độ tuổi từ 12-18, đã cho thấy mối liên quan giữa biếng ăn và bệnh tự kỷ. Theo kết quả kiểm tra AQ (kiểm tra nhận dạng về bệnh tự kỷ) thì những bé gái mắc chứng biếng ăn có nhiều dấu hiệu của bệnh tự kỷ, trong khi chỉ số SQ (chỉ số thông minh xã hội) của các em phát triển thì chỉ số EQ (chỉ số thông minh cảm xúc ) bị giảm. Trẻ có biểu hiện như ít nói, ủ rũ, mệt mỏi, sống khép kín, không quan tâm tới các hoạt động.

* Tư duy của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ không tập trung, lơ là học tập.

Trẻ biếng ăn dẫn tới thiếu dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng, trẻ sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.

Nhu cầu năng lượng cho trẻ <10 tuổi

Nhu cầu năng lượng cho trẻ 10 -18 tuổi

Tuổi

Năng lượng (Kcal)

Giới

Tuổi

Năng lượng (Kcal)

< 6 tháng

620

Trai

12 tuổi

2200

6 – 12 tháng

820

13 – 15 tuổi

2500

1 – 3 tuổi

1300

16 – 18 tuổi

2700

4 – 6 tuổi

1600

Gái

12 tuổi

2100

7 – 9 tuổi

1800

13 – 15 tuổi

2200

16 – 18 tuổi

2300

Nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ.

Đó cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, không tập trung trí tuệ, lơ là học tập, thành tích học tập giảm sút. Khoa học đã chứng minh lâm sàng rằng, chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ đạt 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những trẻ em cùng tuổi.

Ngoài ra, khi các chất dinh dưỡng không được đảm bảo một cách đầy đủ, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, trẻ sẽ trở nên còi cọc, ốm yếu.

2. Làm thế nào để con hết biếng ăn?

Đây là câu hỏi muôn thủa của các bà mẹ có con biếng ăn. Các mẹ cũng đã áp dụng rất nhiều biện pháp cho con như: thay đổi thực đơn, bày trí món ăn thật bắt mắt, hoặc là bổ sung các lợi khuẩn kích thích cho con cảm thấy đói bụng…

Biếng ăn… khiến trẻ bị tự kỷ? - 2

Làm thế nào để con ăn ngon miệng hơn

Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất ở đây đó là mẹ phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của con để có biện pháp khắc phục phù hợp. Có rất nhiều nguyên nhân: do bé gặp khó khăn trong vấn đề nhai nuốt, do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé gây nên những vấn đề về hô hấp, tiêu hóa khiến bé chán ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Hoặc do bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến khả năng cảm nhân mùi vị và hấp thụ thức ăn kém khiến bé không muốn ăn, chán ăn, bỏ ăn….

Có một nguyên nhân sâu xa mà ít mẹ để ý đến đó là có thể cơ thể bé đang bị thiếu các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, selen, lysine, các vitamin… Các mẹ có biết:

- Kẽm: là thành phần của hơn 300 enzim tham gia các hoạt động của cơ thể. Kẽm làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy ở những trẻ chán ăn, lượng kẽm trong cơ thể thấp hơn hẳn so với những trẻ khác. Thiếu kẽm ở trẻ sẽ gây nên các tình trạng như:

Giảm sự nhạy cảm của vị giác, giảm thích thú khi ăn

Gây ra cảm giác không ngon miệng, lâu ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ

Kẽm còn có trong nước bọt, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến việc cảm nhận hương vị và mất cảm giác thèm ăn

- Selen mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ thể nhưng lại giữ một vai trò hết sức quan trọng. Selen cần thiết cho việc chuyển hóa iot, đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích đầu vào năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ.

Mẹ hãy chú trọng bố sung cho bé những thực phẩm chứa những vi chất dinh dưỡng trên đặc biệt là kẽm và selen, bởi vì đây là những vi chất không thể tự sinh ra trong cơ thể mà phải bổ sung từ bên ngoài vào.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ