Dâm dương hoắc là vị thuốc được sử dụng rất lâu đời của Y học cổ truyền
Dự phòng loãng xương sớm: Nguyên tắc vàng cho người có nguy cơ loãng xương cao
Phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40 dễ bị gãy xương
Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương từ khi còn trẻ?
Người bị loãng xương nên ăn uống như thế nào?
Loãng xương là bệnh mạn tính với những tiến triển thầm lặng bằng giảm dần về chất lượng và khối lượng xương. Gãy xương là biến chứng nặng của loãng xương, được ví như các bệnh lý thiếu máu cục bộ (nhồi máu cơ tim), bệnh tai biến mạch máu não.
Y học hiện đại đã có những bước tiến quan trọng trong phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương. Thế nhưng có thời gian điều trị còn tương đối dài và sử dụng các loại thuốc tân dược lâu ngày cũng ít nhiều có tác dụng phụ. Trong khi đó, y học cổ truyền từ ngày xưa đã phát hiện ra nhiều trường hợp có gãy xương do giảm chất lượng xương và cũng đã có những phương thuốc tỏ ra hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, loãng xương chủ yếu từ nguyên do chức năng thận không tốt gây ra. Các thể bệnh gồm có thể Thận âm hư, Thận Dương hư, Khí huyết hư.
Xét về tương quan tác dụng của dâm dương hoắc chủ yếu ở loãng xương phụ nữ sau mãn kinh thì tác động chủ yếu của dâm dương hoắc sẽ trên Thận hư (Thận âm, Thận dương) là chủ yếu, còn thể Khí huyết hư thì tùy mức độ sẽ được sử dụng.
Các bài thuốc điều trị Thận âm hư thường dùng là Lục vị địa hoàng hoàn (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch linh, trạch tả) và điều trị Thận dương hư dùng bài Hữu quy ẩm (phụ tử, quế, thục địa, hoài sơn, sơn thù, kỷ tử, đỗ trọng, cam thảo) có thể dựa vào đó gia dâm dương hoắc trong điều trị.
Ngoài sử dụng thuốc kết hợp dâm dương hoắc theo thể bệnh Y học cổ truyền, cần có chế độ ăn uống đầy đủ khoáng chất và vitamin kết hợp với tập luyện thể dục, dưỡng sinh phù hợp từng đối tượng cụ thể.
Bình luận của bạn