Tuy nhiên vài hôm trước, mặt Tiểu Tường nổi liền mấy chấm mẩn đỏ, vừa rát vừa ngứa. Sau khi đi bệnh viện, bác sỹ thông báo nguyên nhân là do sử dụng khăn ướt lâu dài, da trẻ em nhạy cảm nên bị dị ứng. Bác sỹ yêu cầu mẹ bé không cho con dùng khăn ướt và kê cho bé Tường ít thuốc. Quả nhiên, sau đó, mấy nốt đỏ trên mặt bé dần dần mờ hẳn.
Bé Tiểu Tường bị nổi mẩn vì khăn ướt
Giáo sư Kha ở Viện Khoa học và Địa Chất (Trung Quốc) cho hay, propylene glycol là một chất hóa học dùng trong khăn ướt có độc tính thấp, không màu, trong suốt, hút ẩm, nhớt và có độ bay hơi thấp, kết hợp với hương liệu giữ được mùi thơm lâu dài, có chức năng giữ ẩm, diệt khuẩn. Chính vì thế, nó là một thành phần trong nhiều loại sản phẩm như khăn ướt, nước tẩy trang và nhiều loại mỹ phẩm khác. Trong mỹ phẩm, hàm lượng của propylene glycol chỉ chiếm chưa tới 5%, lại cộng hưởng với nhiều chất, bay hơi nhanh nên không có ảnh hưởng lớn. Người ta cho rằng nếu sử dụng chất propylene glycol sẽ gây hại cho da, đặc biệt là da nhạy cảm.
Khăn ướt không thực sự an toàn với trẻ em như quảng cáo
Về việc khăn giấy ướt có tác dụng diệt vi khuẩn, giáo sư Kha cho rằng, dù sử dụng sản phẩm chứa 75% nồng độ cồn, cũng chỉ có thể làm sạch sơ sơ bề mặt da, không thể khử trùng được.
Bác sỹ Tống - Giám đốc phụ trách bệnh viện Da liễu - cho biết, làn da của trẻ mỏng manh, nếu sử dụng khăn ướt có hóa chất dài ngày, lớp bảo vệ da của bé sẽ bị phá vỡ, dẫn tới dị ứng. Mọi người vẫn có thể sử dụng khăn ướt, tuy nhiên, sau khi dùng thì nên rửa tay. Bà cũng khuyên mọi người nên chọn loại xà phòng ít hóa chất và hương liệu, để tránh dị ứng. Khi sử dụng khăn ướt, nếu bị nổi mẩn đỏ, ngứa và các phản ứng phụ thì phải dừng ngay.
Bình luận của bạn