Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ sơ sinh thì không bị co giật do sốt cao. Nếu để trẻ sốt quá cao, nguy cơ co giật vẫn xuất hiện như thường. Nhiệt độ xuất hiện co giật là từ 40 độ C trở lên. Nếu để sốt đến 41 độ C, gần 100% trẻ sẽ bị co giật.
Khi co giật, trẻ có thể chỉ tăng trương lực cơ thân mình nhưng cũng có thể co giật ở chân, tay, miệng; thét lên và sùi bọt mép. Tùy từng dạng và triệu chứng xuất hiện mà mỗi trẻ có biểu hiện khác nhau, nhưng nói chung đều có hiện tượng co giật cơ chân tay, méo miệng, sùi bọt mép, trợn mắt và tăng trương lực cơ
Nguyên nhân thường gặp nhất là do viêm nhiễm đường hô hấp trên. Đây là một loại co giật lành tính và hầu hết không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, về lý thuyết 4 hậu quả có hại có thể xảy ra sau co giật do sốt cao đơn thuần là: giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ bị động kinh, nguy cơ tái phát co giật do sốt cao và tử vong.
Xử lý khi trẻ co giật do sốt cao
Theo BS Trần Văn Cường, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, tỷ lệ tái phát cao đối với co giật do sốt cao đơn thuần và thay đổi theo tuổi khoảng 50% trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi đã có cơn co giật do sốt cao đơn thuần lần đầu tiên và khoảng 30% trẻ 12 tháng tuổi. Vì vậy, việc xử trí co giật do sốt cao ở trẻ tại nhà đúng cách là hết sức quan trọng với bậc phụ huynh trước khi trẻ có thể được đưa đến cơ sơ y tế gần nhất.
Để xử trí một trẻ bị co giật tại nhà, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh thực hiện tuần tự những điều sau đây:
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi bé đang co giật.
- Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.
- Cởi bỏ bớt quần áo trẻ khi trẻ đang sốt, dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên người trẻ vùng nách và bẹn nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.
- Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Những điều không nên làm trẻ sốt cao co giật:
- Không được tìm cách ngăn cơn giật bằng cách hạn chế cử động của trẻ như bế, ôm, ghì chặt trẻ vào lòng.
- Không dùng vật cứng để ngáng miệng trẻ vì sợ trẻ sẽ cắn vào lưỡi, nhưng thực tế trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật.
- Không nặn - vắt chanh hoặc cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ (kể cả thuốc hạ nhiệt) khi trẻ đang trong cơn giật vì có thể gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
- Không quấn trẻ quá kín, không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ.
- Không lau mát bằng nước đá hoặc bằng rượu vì có thể gây ngộ độc.
- Tránh những quan niệm sai lầm như khi trẻ đang co giật thì cha mẹ bỏ đi nơi khác hoặc không được nhìn trẻ mà để một người khác canh chừng trẻ.
Dùng nhiều khăn nhúng nước ấm đắp lên vùng nách và bẹn của trẻ .
Co giật do sốt cao có nguy hiểm?
Nếu ta cho rằng thiệt hại tính mạng là nguy hiểm thì tai biến co giật do sốt cao không nguy hiểm, do nó không gây hại tính mạng - ngoại trừ các trường hợp bị ngã khi đang trong cơn. Chẳng những vậy, nó cũng không gây ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ và tinh thần, nghĩa là trẻ em không bị ảnh hưởng tới khả năng học tập và hòa nhập cộng đồng; ngoại trừ các biến chứng đáng ngại dưới đây:
- Có thể gây ra các chấn thương gián tiếp sau đó như ngã khi đang co giật, chạm vào các vật dụng nhọn, chạm vào các vật dụng có nhiệt độ cao. Khi đó trẻ sẽ bị sang chấn tương ứng theo từng tai nạn.
- Sặc và viêm đường hô hấp, xảy ra khi co giật xuất hiện lúc bạn đang cho bé bú hoặc uống sữa, uống thuốc.
- Gây ra hạ ngưỡng điện thần kinh kích thích. Nếu đã có co giật lần đầu thì những lần sau rất dễ xuất hiện. Không cần phải sốt cao mà chỉ cần sốt vừa cũng đã đủ gây ra cơn co giật liên hồi.
- Động kinh. Tỷ lệ trẻ bị bệnh động kinh từ co giật do sốt cao vào khoảng 5%. Khi đã bị động kinh thì bắt buộc phải điều trị, đồng thời sau đó trí tuệ của trẻ sẽ bị giảm ít nhiều.
Bình luận của bạn