Nhiều trường hợp chấn thương cơ xương khớp do luyện tập thể dục thể thao không đúng cách
Chủ động với các bệnh cơ xương khớp
Đóng góp to lớn sau 45 năm của Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai
Trẻ chơi quần vợt từ nhỏ có xương chắc khỏe hơn
Ăn gì trước và sau khi tập thể dục?
Tập thể dục: Một phút là đủ!
Tập luyện sai: Mất hiệu quả, tăng khả năng chấn thương
Theo BS. Khoa, những trường hợp nhẹ thì sây sát da, đau rách cơ, tổn thương gân và dây chằng quanh khớp... đến các trường hợp chấn thương nặng như đứt gân gót, đứt dây chằng chéo gối, trật khớp khuỷu - khớp vai, thậm chí có người do tập luyện thể dục thể thao không đúng cách mà gãy xương đòn, gãy xương cánh tay, gãy hai xương cẳng chân...
BS. Khoa chia sẻ, sai lầm đầu tiên mà những người tập luyện thường mắc phải dễ gây ra chấn thương chính là không hoặc khởi động chưa đủ để làm nóng cơ thể trước khi tập luyện. Nhiều người tập vì vì quá eo hẹp về mặt thời gian mà vội vàng đi vào tập các động tác chính.
Điều này rất có hại, ngoài khiến người tập gia tăng tỷ lệ bị chấn thương cơ xương khớp thì đây cũng là mấu chốt khiến cho một giờ tập luyện liên tục lại không giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa nhiều bằng 30 phút tập bài bản. Cơ thể cần ít nhất từ 5 - 15 phút khởi động, làm nóng các cơ để thích nghi với các bài tập chính. Vì vậy, không được bỏ qua thời gian khởi động này nếu không muốn nhanh chóng phải nhập viện.
Theo BS. Khoa, sai lầm phổ biến thứ hai chính là tập quá khắc nghiệt. Nhiều người vì muốn việc tập luyện nhanh chóng đạt kết quả mà tăng cường độ tập, bắt cơ thể phải hoạt động quá sức chịu đựng của mình. Sức khỏe và khả năng chịu đựng, thích nghi của mỗi người khác nhau. Việc khiến cơ thể hoạt động quá mức và đột ngột sẽ khiến cơ thể dễ gặp phải chấn thương và các bệnh lý về tim mạch.
Bên cạnh đó, việc khiến người tập luyện dễ bị chấn thương đó chính là bỏ qua phần giãn cơ. Sau khi tập luyện, việc kéo căng cơ để giúp các cơ bắp thư giãn phục hồi, chống đau mỏi cơ là rất quan trọng nhưng lại bị rất nhiều người tập luyện xem nhẹ. Bỏ qua phần giãn cơ khiến cho bạn dễ bị đau bắp tay, bắp chân, đau nhức cơ thành bụng, nếu thường xuyên để tình trạng này xảy ra, ngoài ảnh hưởng đến việc tập luyện, lâu dần sẽ chuyển sang các bệnh mạn tính về cơ xương khớp.
Ngoài ra, một số người có bệnh lý tim tiềm ẩn như bệnh lý mạch vành nhưng không có biểu hiện gì trong sinh hoạt thông thường mà chỉ có thể phát hiện bệnh khi tầm soát, khám sức khỏe định kỳ. Những trường hợp này khi luyện tập thể dục thể thao quá sức có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim mà nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Khởi động làm nóng cơ thể sẽ giúp giảm tỷ lệ bị chấn thương cơ xương khớp
Kiểm tra sức khỏe toàn diện
BS. Đăng Khoa cho biết, tập thể dục thể thao đúng cách rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh cho những người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch... nhưng điều đó chỉ đúng nếu biết tập luyện thể dục thể thao đúng cách.
Trước khi bắt đầu luyện tập một môn thể thao nào, đặc biệt là các môn thể thao nặng hoặc mang tính đối kháng cao, người tập cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện và ngay khi bác sỹ khẳng định đủ sức khỏe tập luyện cũng rất cần có huấn luận viên hướng dẫn để tập luyện đúng phương pháp.
Bên cạnh đó, thói quen nhịn ăn trước khi tập là sai lầm lớn mà rất nhiều người mắc phải, nhất là phụ nữ. Nên ăn nhẹ trước khi tập 30 phút, ăn bữa chính với các loại thực phẩm giàu protein và nên được bổ sung thêm một ít tinh bột.
BS. Đăng Khoa cũng khuyên người luyện tập thể dục thể thao nên tăng dần thời gian luyện tập và cường độ chứ không nên nóng vội hay hăng hái quá lúc mới tập. Khởi động làm ấm cơ thể trước luyện tập là bắt buộc.
Trang phục, phương tiện hỗ trợ tập luyện thể dục thể thao rất quan trọng. Một đôi giày không phù hợp có thể dẫn đến các chấn thương ở bàn chân, cổ chân, thậm chí té ngã... Trang phục luộm thuộm sẽ làm vướng víu trong quá trình luyện tập và có thể gây té ngã.
Bình luận của bạn