Rối loạn nội tiết & những nguy cơ tiềm ẩn

Theo Ths.Bs CKII Lê Thế Vũ (Trưởng khoa chuyên ngành Phụ sản & Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), cấu tạo cơ thể con người rất hoàn chỉnh với 2 hệ thống điều khiển sự hoạt động và phát triển, đó là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến sản xuất ra các chất nội tiết khác nhau. Việc tăng hay giảm hoạt động của một tuyến nào đó đều sinh ra bệnh, gọi là bệnh của tuyến nội tiết.


Nám da, da nhiều mụn cũng là những biểu hiện của rối loạn nội tiết ở phụ nữ

Dấu hiệu cảnh báo rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới thường có những biểu hiện sau đây:
- Liên tục mắc các bệnh phụ khoa: Nếu bị rối loạn nội tiết, chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh… Điều đặc biệt là tần suất bị bệnh thường liên tục và lâu khỏi.
- Ngực sưng đau, tăng sản tuyến vú… Các triệu chứng này cũng có nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết.
- Vô sinh: Rối loạn nội tiết khiến cho hoạt động điều tiết nội tiết của vỏ não không linh hoạt hoặc tổn thương nội mạc tử cung, phản ứng của kích thích tố nữ không còn nhạy cảm, ảnh hưởng tới sự điều tiết của nội tiết từ đó dẫn đến việc giảm cơ hội mang thai thành công.
- Da nhiều mụn: Sự cân bằng nội tiết trong cơ thể không ổn định khiến cho cơ thể không thực hiện tốt chức năng thải độc qua da. Các chất thải độc đọng lại trên da làm cho da trở nên nhạy cảm, dễ bị mụn.
- Rậm lông: Cho dù là đàn ông hay phụ nữ, hệ thống nội tiết của cơ thể sẽ đồng thời sản xuất và giải phóng androgen và estrogen. Khi rối loạn nội tiết, phụ nữ tiết ra androgen quá nhiều có thể sẽ khiến lông phát triển nhiều hơn.

Căng thẳng, lo âu là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố

5 nguyên nhân chính gây mất cân bằng nội tiết tố
1. Do hàm lượng Estrogen cao
Hàm lượng Estrogen cao trong cơ thể là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Một số nhân tố có thể dẫn đến tình trạng này là do chị em sử dụng thuốc ngừa thai, khi hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút và khi tiếp nhận liệu pháp thay đổi nội tiết tố.
2. Căng thẳng và lo lắng
Tình trạng căng thẳng thường đi kèm với các triệu chứng như tăng hay giảm cân, bị mất cơ bắp, cao huyết áp, chóng mặt, lông tóc mọc nhiều trên vùng mặt và mất cân bằng đường huyết. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi một người bị căng thẳng, hàm lượng progesterone trong cơ thể sẽ bị giảm sút.
3. Mỹ phẩm
Các mỹ phẩm có gốc dầu như là dầu thô, dầu bôi trơn, bột tan, dung dịch sáp…có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và làm khô da. Chúng kích thích sự sản sinh một số nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng.
4. Rối loạn ăn uống
Các chứng rối loạn ăn uống như cuồng ăn có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Khi một người mắc phải các chứng rối loạn này, hàm lượng estrogen và dehydroepiandrosterone (DHEA) trong cơ thể bị giảm sút, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.
5. Độc tố từ môi trường
Thuốc trừ sâu, nước sơn, thuốc diệt cỏ, các loại nhựa, sơn dầu, các sản phẩm chăm sóc cá nhân - tất cả những thứ này đều có chứa các độc tố từ môi trường có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Chúng làm gia tăng hàm lượng xeno-estrogene trong cơ thể, ngăn cản các estrogen tốt trong cơ thể làm việc một cách bình thường.


Chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm chứa tiền hormone sinh dục nữ sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết

Những biện pháp khắc phục

Để điều chỉnh sự tiết hormon estrogen và duy trì sự cân bằng nội tiết tố nữ một cách tốt nhất, cần có chế độ ăn uống hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc, không uống nhiều rượu bia, luyện tập hàng ngày. Đồng thời, bổ sung tiền hormon từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như:
- Hà thủ ô đỏ: Hà thủ ô đỏ có tác dụng dược lý khá phong phú như điều chỉnh rối loạn lipid, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống lão hóa…
- Mầm Cải củ: Có chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, vitamin E giúp tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản sự xơ cứng tế bào…
- Cát căn (sắn dây): Được chứng minh làm giảm cholesterol, các khối mỡ máu, máu đông, ngăn ngừa bệnh đau tim, giảm nguy cơ ung thư vú…
- Lá dâu non hoặc lá dâu bánh tẻ: Giúp ổn định huyết áp, cải thiện các triệu chứng thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, mồ hôi trộm...
- Lá sen bánh tẻ: Có tác dụng an thần, phòng ngừa béo phì, cao huyết áp… Ngoài ra, phụ nữ khi sử dụng lá sen thường xuyên cũng giúp trẻ hóa làn da.
- Broccoli (súp lơ xanh): Có chứa sulforaphane là chất oxy hóa hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Mầm đậu nành: Có chứa nhiều Soy isoflavone là chất có hoạt tính như estradiol –nội tiết tố sinh dục của nữ, nhưng dùng an toàn hơn, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế các triệu chứng bất lợi về thần kinh và tuần hoàn ở người cao tuổi, ngăn ngừa loãng xương, khô âm đạo và làm đẹp da…
- Delta-Immune: Là các thành phần của thành tế bào vi sinh vật Lactobacillus rhamnosus, có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư, gan…


linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp