Tinh dầu có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không sử dụng đúng (Nguồn: Internet)
Trị mụn cực nhanh với tinh dầu
Tinh dầu thơm giá rẻ: Chưa "nhã" đã héo hon!
Tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu bưởi
"Giãn mặt" với tinh dầu hoa
Trợ thủ cho sức khỏe
Cách đây hàng nghìn năm, người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng tinh dầu để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Ngày nay, tinh dầu được sử dụng rộng rãi để xông, tắm, thoa lên da như một hình thức trị liệu. Phụ nữ sắp sinh xưa hay tắm trong bồn tắm hoa oải hương (hoặc tinh dầu hoa cúc, kinh giới ngọt, gỗ đàn hương…) để giảm các cơn co thắt, giúp sinh nở thuận lợi.
Tác dụng tốt nhất được biết đến của tinh dầu là tăng cảm giác thư giãn và giảm căng thẳng, chống mất ngủ. Tinh dầu oải hương (Lavender) là sự lựa chọn phổ biến nhất cho mục đích này. Một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Memorial Sloan – Kettering ở New York cho thấy sự cải thiện trong cảm giác hạnh phúc ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tinh dầu hoa oải hương khi so với bệnh nhân được điều trị bằng xoa bóp hoặc nghỉ ngơi. Một nghiên cứu khác công bố trên Tạp chí Holistic Nurse Practice số tháng 3 năm 2008 cho thấy, những y tá sử dụng liệu pháp tinh dầu hoa oải hương thì có tâm trạng căng thẳng ở mức độ thấp nhất. Ngoài tinh dầu hoa oải hương thì một số tinh dầu khác cũng đã được chứng minh có tác dụng này như phong lữ (Geranium), hoa cúc (Chamomile) và dầu hoa cam (Neroli).
Không nên lạm dụng
Ít ai biết rằng, tinh dầu khi đốt lên có thể giải phóng các hạt hóa chất li ti mà khi tương tác với không chí, chúng sẽ chuyển thành một dạng sương rất độc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Chia-Nan (Đài Loan) khi đốt tinh dầu tinh chất sẽ tương tác với không khí và tạo ra những hạt nhỏ gây kích thích. Những hạt này gây ngứa mắt, viêm mũi, ngoài ra có thể gây đau đầu, buồn nôn và nguy hiểm hơn gây tổn thương gan và thận.
Những người có tiền sử bị dị ứng phấn hoa tuyệt đối không nên sử dụng tinh dầu
Trong báo cáo đăng trên Tạp chí Khoa học Môi trường (Mỹ), các tác giả cho biết, tất cả các loại tinh dầu thơm đều phát tán hóa chất độc vào không khí. Trong đó, độc hại nhất là tinh dầu oải hương, trà xanh, bạc hà, chanh và khuynh diệp. Mùi thơm của tinh dầu có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp hoặc khiến cho những người có bệnh về phổi bị khó thở, gia tăng các triệu chứng của bệnh hen. Khi cho quá nhiều tinh dầu vào bồn tắm hoặc xoa quá nhiều lên da thì da có thể bị bỏng và ngứa rát.
Cẩn thận với tinh dầu tổng hợp
Tinh dầu tổng hợp cũng có những công dụng nhất định, được phép sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp, chế biến thực phẩm, dược phẩm, y tế, cho đến mỹ phẩm, làm đẹp. Trong tự nhiên có những loại tinh dầu nào thì các nhà hóa học cũng có thể tổng hợp loại tinh dầu đó từ các hóa chất. Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da, các chất tổng hợp không thể có công dụng tốt như tinh dầu tự nhiên.
Tinh dầu thiên nhiên nếu sử dụng sai quy cách cũng có thể gây ngộ độc
Trên thị trường có nhiều loại tinh dầu giá rẻ, thường là hương liệu tổng hợp của Trung Quốc, Thái Lan, dùng lâu dài sẽ có hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học cho rằng, một số chất để tạo mùi thơm trong tinh dầu tổng hợp có thể chứa có chất như toluen, acetone, formaldehyde... có thể nguy hại tới sức khỏe người dùng.
Để an toàn, bạn chỉ nên sử dụng tinh dầu với mức độ vừa phải. Do trên thị trường khá đa dạng nguồn tinh dầu với xuất xứ khác nhau, người tiêu dùng nên lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, có bảo hộ sản phẩm với thông tin rõ ràng về nguồn hàng, tránh tiền mất tật mang.
- Những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với một hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ, tích tụ, cũng bị các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát…
- Những người có vết thương hở không nên bôi tinh dầu. Người có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, dị ứng… tránh dùng tinh dầu đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, tiêu đen, bạc hà.
- Những người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.
- Phụ nữ có thai giai đoạn đầu không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào. Giai đoạn sau muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sỹ và pha chế thật loãng.
Bình luận của bạn