Suy tim: Điều trị thế nào khi không thể đảo ngược các tổn thương?

Do không thể đảo ngược các tổn thương, việc điều trị suy tim chủ yếu để giảm triệu chứng

Hẹp mạch vành: Uống thuốc vẫn đau tức ngực phải làm sao?

Những điều bạn cần nắm rõ về bệnh hẹp van 2 lá

Khó thở khi ngủ - coi chừng mắc bệnh tim mạch

Hở van 2 lá 3/4, mỡ máu cao đã phải thay van chưa?

Bác sỹ Kewal Krishnan từ Bệnh viện Max Super Speciality (Ấn Độ) sẽ trả lời 4 câu hỏi thường gặp về việc điều trị bệnh suy tim:

Bị suy tim khi nào cần đi khám và điều trị?

Người bệnh suy tim nên đi khám khi bắt đầu bị đau tức ngực đột ngột, dữ dội, kèm theo các triệu chứng như khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi nghiêm trọng. Bạn cũng nên đi khám ngay nếu thấy tình trạng hụt hơi, tim đập nhanh bất thường không thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Ngoài ra, đột ngột thấy người yếu, không thể cử động tay/chân, đau đầu dữ đội, ngất xỉu đột ngột… cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim trở nặng bạn cần lưu ý.

Điều trị suy tim thế nào qua từng giai đoạn bệnh?

Suy tim là bệnh mạn tính tiến triển dần theo thời gian. Khi trái tim bắt đầu bơm máu yếu hơn, cơ thể sẽ cố gắng bù đắp tình trạng này bằng cách thay đổi nội tiết tố hoặc thông qua các cơ chế khác.

Người bị suy tim cần thay đổi lối sống lành mạnh, duy trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ

Để tiện cho việc điều trị suy tim, các chuyên gia Mỹ đã đề xuất phân loại bệnh thành 4 giai đoạn với hướng điều trị mỗi giai đoạn lại khác nhau. Tuy nhiên, một khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo thì hầu như không thể “đảo ngược” trở lại.

Trong các giai đoạn đầu của bệnh suy tim, người bệnh gần như chưa biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cụ thể. Dù vậy, họ vẫn được khuyên nên chú ý thay đổi lối sống lành mạnh hơn để ngăn suy tim tiến triển nặng.

Với các giai đoạn suy tim nặng hơn, người bệnh có thể cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để kiểm soát triệu chứng. Một số thủ thuật như ghép tim, cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD) cũng có thể được cân nhắc thực hiện.

Người bị suy tim nặng nên ghép tim hay cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái?

Nhìn chung, cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái là một lựa chọn an toàn và dễ tiếp cận hơn cho người bệnh suy tim nặng. Nguyên nhân là bởi nhu cầu ghép tạng thường rất lớn, nhưng nguồn hiến tặng không phải lúc não cũng có sẵn. Do đó, cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái vẫn có thể được cân nhắc như một phương pháp điều trị đích.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia - NCBI (Mỹ), không có sự khác biệt lớn về hiệu quả của việc ghép tim và cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái, đặc biệt là trong vòng 2 năm đầu sau khi cấy ghép.

Cần chú ý gì sau khi cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái?

Dù người bệnh suy tim phải mất một khoảng thời gian nhất định để có thể làm quen với thiết bị LVAD, phương pháp điều trị này có thể giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh, giúp họ có thể thực hiện lại các hoạt động mình không thể làm được trược đây.

Để đảm bảo hồi phục tốt sau cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái, người bệnh suy tim nên chú ý thực hiện một số lời khuyên sau:

- Chú ý kiểm soát cân nặng ổn định.

- Có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

- Duy trì lối sống năng động, vừa sức.

- Tránh căng thẳng, lo lắng.

- Cải thiện chất lượng giấc ngủ.

- Duy trì tái khám định kỳ, theo dõi các triệu chứng bệnh.

Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.

Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch