Những mảng trắng, vết sưng đỏ ở lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh nấm lưỡi
Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ
Lười tập thể dục làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh mạn tính
4 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng
Bổ sung nước cho cơ thể thế nào khi bạn lười uống nước?
Lưỡi là bộ phận thực hiện chức năng nhai, nuốt và nếm thức ăn. Lưỡi có thể tiết lộ sức khỏe tổng thể của bạn, theo Sally Cram, DDS, Cố vấn tiêu dùng cho Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Bác sỹ Nha khoa ở Thủ đô Washington (Hoa Kỳ) cho biết.
Bệnh đái tháo đường
Nấm miệng (tưa miệng) là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bệnh đái tháo đường. Nấm miệng là bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Tác nhân gây bệnh nấm Candida albicans phát triển và nhân lên quá giới hạn, tạo ra các mảng trắng giống như cặn sữa, xuất hiện ở lưỡi, bác sỹ Cram nói.
Bên cạnh đó, khi bị đái tháo đường, quá trình sản xuất nước bọt bị suy giảm, dẫn đến tình trạng mất nước và khô miệng, khiến lưỡi bị teo lại và biến dạng, theo Ryan Kauffman, MD, chuyên gia về tai, mũi, họng tại bệnh viện chăm sóc sức khỏe vùng vịnh tại Atlanta.
Hội chứng nhiễm virus làm suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)
Giống như bệnh đái tháo đường đường, hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV/AIDS khiến cơ thể khó có thể chống lại các sinh vật, nấm men ký sinh. Chất nhầy màu trắng trên lưỡi của bệnh nấm miệng là dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên.
Bên cạnh đó, các vết loét đỏ trên lưỡi và trong khoang miệng của bạn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh HIV/AIDS. Sự phát triển của những sợi lông màu trắng ở hai bên lưỡi được gọi là bệnh bạch sản niêm (leukoplakia). Ngày nay, có nhiều phương pháp, thuốc giúp hạn chế biến chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng do HIV/AIDS.
Lưỡi của người khỏe mạnh có màu đỏ hồng
Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten)
Bệnh Celiac là một dạng dị ứng với gluten – loại protein được tìm thấy trong nhiều loại bột, ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì, yến mạch. Việc người mắc bệnh Celiac ăn thực phẩm chứa gluten sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch, gây tổn thương ruột non. Các triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac như: Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng. Bên cạnh đó, Celiac cũng có thể khiến bạn mất đi những sợi lông li ti trên bề mặt lưỡi.
Tình trạng này gọi là viêm lưỡi teo lưỡi hay “lưỡi hói”. Chúng khiến người bệnh bị mất vị giác, đau đớn khi sử dụng đồ ăn cay nóng, chứa cồn hoặc có tính acid. Đồng thời, bệnh Celiac có thể khiến lưỡi bạn bị khô, lở loét do các vitamin và khoáng chất không được hấp thụ đúng cách trong ruột non.
Cách duy nhất để kiểm soát bệnh Celiac là tuân theo chế độ ăn kiêng không chứa gluten theo khuyến cáo của bác sỹ.
Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là tuyến nước bọt và tuyến lệ. Tình trạng này dẫn đến khô mắt, khô miệng và nguy cơ mắc bệnh tưa miệng.
Chứng khô miệng làm giảm lượng enzyme trong nước bọt, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi nảy nở. Biểu hiện của bệnh tưa miệng là các mảng trắng trên lưỡi, sưng đỏ và đau nhức khi các sợi lông nhỏ trên lưỡi biến mất. Trong một số trường hợp, người mắc hội chứng Sjogren có cảm giác nóng rát và bị nứt lưỡi.
Súc miệng bằng nước muối giúp cải thiện sức khỏe khoang miệng
Bất kỳ vết sưng hoặc đau trên lưỡi của bạn (hoặc nơi khác trong miệng của bạn) kéo dài hơn 2 tuần cần phải được bác sỹ kiểm tra.
Tình trạng bạch sản (leukoplakia) tạo ra các mảng trắng trên lưỡi của bạn do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào trong miệng của bạn. Thông thường, leukoplakia vô hại, tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể tiến triển thành bệnh ung thư.
Thiếu vitamin
Lưỡi của người khỏe mạnh có màu đỏ hồng. Lưỡi có màu đỏ tươi có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt acid folic, vitamin B12 hoặc sắt. Những thiếu hụt này thường được cải thiện bằng cách sử dụng thực phẩm bổ sung và thay đổi chế độ ăn uống.
Bên cạnh đó, lưỡi đỏ tươi cũng là dấu hiệu của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc bệnh Kawasaki - tình trạng sưng, viêm các mạch máu nhỏ, thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
Căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra nhiệt miệng hoặc lở miệng. Vết nhiệt xuất hiện trên lưỡi hoặc các khu vực khác trong khoang miệng. Nếu bạn có những vết loét nhỏ, hãy thử súc miệng bằng nước muối ấm và tránh sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Nghiến răng, cắn lưỡi có thể gây ra các vết loét, vết sưng trên lưỡi. Vì vậy, bạn cần giảm tốc độ nhai. Bên cạnh đó, bạn nên tập thể dục, thiền định, yoga để thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Bình luận của bạn