Thuốc tiêm tránh thai không thích hợp cho các cặp muốn mang thai sớm sau khi vừa ngừng sử dụng thuốc
Hiểm họa khôn lường khi lạm dụng thuốc tránh thai
Bạn đã uống 2 viên "thuốc" của sự trường thọ này chưa?
Thừa cân có ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc tránh thai khẩn cấp?
Thuốc tránh thai có giúp điều trị u xơ tử cung?
1. Ngừng có kinh nguyệt
Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc tiêm tránh thai là sự thay đổi của kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian đầu, người phụ nữ có thể có biểu hiện của kinh nguyệt không đều và vài tháng sau đó là ngừng hẳn có kinh nguyệt. Nếu ngừng sử dụng thuốc tiêm tránh thai, lượng progesterone giảm dần trong cơ thể sẽ khiến người phụ nữ dần có kinh nguyệt trở lại.
2. Bạn có thể cần một thời gian dài để có thể mang thai trở lại
Theo các bác sỹ, thời gian trung bình mà người phụ nữ sau khi ngừng sử dụng thuốc tiêm tránh thai có thể mang thai trở lại là từ 10 đến 22 tháng. Do đó, thuốc tiêm tránh thai không phải là một biện pháp thích hợp nếu bạn muốn sớm có thai khi ngừng sử dụng thuốc.
3. Tăng nguy cơ loãng xương
Sử dụng thuốc tiêm tránh thai trong thời gian dài có thể làm giảm mật độ xương trong cơ thể. Các chuyên gia cảnh báo rằng, tình trạng giảm mật độ xương sẽ tăng theo thời gian sử dụng, thậm chí là bạn có thể không hồi phục được hoàn toàn mật độ xương ngay cả khi đã dừng sử dụng thuốc. Bởi vậy, phụ nữ sử dụng thuốc tiêm tránh thai thường được khuyến cáo sử dụng thêm viên bổ sung calci và vitamin D.
4. Đau đầu
Đau đầu là tác dụng phụ hay gặp của rất nhiều biện pháp kiểm soát sinh đẻ, bao gồm cả tiêm thuốc tránh thai. Phụ nữ cần lưu ý rằng, nếu bạn có tiền sử đau đầu trước khi áp dụng một biện pháp kiểm soát sinh đẻ nào, hãy chia sẻ điều này với bác sỹ để được tư vấn cách ngừa thai thích hợp nhất. Nó sẽ giúp bạn phòng tránh tránh trường hợp triệu chứng đau đầu thêm trầm trọng.
5. Cảm thấy đầy hơi
Trên thực tế, progesterone trong thuốc tiêm tránh thai có thể làm chậm quá trình tiêu hóa gây ra triệu chứng đầy hơi khó tiêu. Cũng may, giống như hầu hết các tác dụng phụ, triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian.
6. Tăng cân
Nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí Obstetrics and Gynecology của Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những phụ nữ sử dụng thuốc tiêm tránh thai trong thời gian dài có xu hướng gia tăng trọng lượng nhiều hơn những phụ nữ không sử dụng biện pháp này.
Bình luận của bạn