- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Tắm gội có thể là "cực hình" trong thời tiết lạnh của mùa Đông
Ngứa da sau khi tắm mùa Đông phải làm sao?
Trời lạnh dễ ốm: Bổ sung ngay thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch
Trà gừng chanh: Vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe mùa lạnh
Mẹo xử lý đôi môi khô, nứt nẻ trong mùa Đông giá lạnh
Ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại thứ 3 trong năm có thể khiến nhiệt độ ở nhiều tỉnh Bắc Bộ giảm xuống dưới 10 độ. Trong thời tiết này, người trưởng thành cũng gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh thân thể. Dưới đây là những sai lầm nguy hiểm khi tắm trong ngày lạnh mà bạn cần tránh:
Tắm muộn, tắm đêm
Tắm vào ban đêm khi nhiệt độ giảm mạnh về ban đêm là thói quen nguy hiểm, kể cả với người khỏe mạnh. Ở người trẻ tuổi, tắm khuya có thể khiến mạch máu bị co lại khiến việc lưu thông máu khó khăn, từ đó dễ gây ra đau đầu, đau vai gáy. Người cao tuổi có nhiều vấn đề tim mạch (tăng huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch) càng dễ bị đột quỵ nếu tắm vào ban đêm.
Tắm gội vào sáng sớm
Sáng sớm là thời điểm không nên tắm gội
Vào mùa hè, thói quen tắm vào buổi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho ngày mới. Tuy nhiên, trong mùa Đông, nhiệt độ sáng sớm có xu hướng hạ thấp nhất, do đó không thích hợp cho công việc tắm gội. Tắm nước nóng vào sáng sớm khi đói bụng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, hạ huyết áp dẫn đến choáng ngất.
Ở người cao tuổi, sáng sớm là thời điểm huyết áp tăng cao. Tắm gội vào khoảng thời gian này có thể khiến huyết áp thay đổi đột ngột, gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm. Người già và trẻ nhỏ nên khi trời ấm, nhiệt độ tăng cao trong ngày.
Dội nước từ đỉnh đầu
Tắm bằng cách dội nước từ đỉnh đầu có hại cho sức khỏe
Việc xả nước từ đỉnh đầu, dù là nước nóng, cũng khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, tạo áp lực lớn tới các mạch máu. Thói quen dội thẳng nước từ đầu xuống chân có thể làm tăng nguy cơ đột quy khi tắm trong mùa Đông.
Bạn nên tắm gội theo thứ tự sau: Làm ướt hai chân, hai tay cho cơ thể quen với nước, rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Vào mùa Đông, bạn nên tắm và lau khô người, sau đó mới chuyển sang bước gội đầu.
Tắm quá lâu với nước nóng
Trong thời tiết lạnh khô, thói quen tắm với nước nóng trong thời gian quá dài (trên 15 phút) khiến làn da mất đi độ ẩm tự nhiên. Hậu quả là sau khi tắm, làn da của bạn khô căng, dễ bị nẻ và bong tróc. Do đó, bạn nên tắm với nhiệt độ nước gần nhất với nhiệt độ cơ thể (khoảng 40 độ C).
Bạn cần giữ ấm cơ thể và ở trong nhà sau khi tắm xong
Những hộ gia đình hoặc sinh viên không có bình nóng lạnh cần chuẩn bị đun đủ lượng nước nóng cần sử dụng trước khi tắm gội, không tắm với nước lạnh. Sau khi tắm nước ấm, bạn cần lau người thật khô, mặc đủ ấm, và không nên ra ngoài trời lạnh khi vừa tắm xong.
Tắm gội quá thường xuyên
Tắm gội quá thường xuyên trong mùa Đông có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt khi bạn không tắm gội đúng cách. Sau khi tắm gội với nước nóng, nhiều người bỏ quên bước dưỡng ẩm cho da và tóc, khiến da nứt nẻ, tóc khô xơ và gãy rụng.
Do đó, người có sức khỏe yếu, người mới ốm dậy hoặc có hệ miễn dịch kém có thể tắm gội 2-3 ngày một lần. Thay vào đó, bạn cần thực hiện các biện pháp vệ sinh thân thể khác như thay quần áo, lau rửa tay chân, vùng kín bằng nước ấm.
Dù thời tiết lạnh, bạn cần duy trì thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các chất bẩn, hóa chất độc hại.
Bình luận của bạn