Trời lạnh dễ ốm: Bổ sung ngay thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch

Gừng giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể trong những ngày trời lạnh

Những lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua của trà ngưu bàng

Chế độ ăn uống bảo vệ sức khỏe trong mùa Đông

Làm thế nào để tăng khả năng chịu lạnh trong mùa Đông?

Một số loại gia vị giữ ấm cơ thể trong những ngày Đông lạnh

Gừng

Với vị cay, tính ấm, gừng là thực phẩm bạn nên sử dụng để tăng sức đề kháng trong những ngày trời lạnh. Bạn có thể sử dụng gừng như gia vị nấu ăn, để pha trà, làm mứt gừng

Gingerol là hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau có trong gừng tươi. Khi được chế biến ở nhiệt độ cao, gingerol chuyển hóa thành shogaol. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, shogaol có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ hơn gingerol, đồng thời giúp giảm các triệu chứng ho và cảm lạnh.

Táo

Táo là trái cây có khả năng tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng flavonoid quercetin dồi dào. nghiên cứu chỉ ra rằng, quercetin có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe như giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với vi khuẩn, virus, chống ung thư và giảm viêm.

Nha đam (lô hội)

Lưu ý: Phụ nữ có thai và trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn nha đam.

Bên cạnh công dụng làm đẹp, chăm sóc da, nha đam còn giúp tăng sức đề kháng nhờ khả năng kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng nha đam để món thạch, nước ép tốt cho sức khỏe trong mùa Đông.

Dưa bắp cải

Probiotics là các lợi khuẩn có sẵn trong đường ruột hoặc được bổ sung qua thực phẩm. Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, probiotics được chứng minh là giúp hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Dưa bắp cải là một trong những món ăn probiotics dễ tìm trong mùa Đông, đồng thời có thể "chống ngán" trong những bữa ăn giàu chất đạm từ nhiều thịt.

Nấm

Nấm maitake (còn gọi là nấm khiêu vũ) tốt cho hệ miễn dịch trong mùa Đông

Nấm chứa beta-glucan, một dạng chất xơ có thể giúp cân bằng hệ miễn dịch, chống lại tình trạng viêm trong cơ thể. Những loại nấm an toàn, dễ tìm trong mùa Đông là nấm hương, nấm maitake, nấm hầu thủ,...

Cũng giống như con người, nấm có thể tổng hợp vitamin D2 khi tiếp xúc với tia UV hoặc ánh nắng mặt trời. Trong những ngày mùa Đông âm u, thiếu ánh nắng, tình trạng thiếu vitamin D dễ dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, bổ sung nấm vào chế độ ăn giúp bạn tăng sức đề kháng trong thời tiết lạnh.

Tỏi tây

Tỏi tây giàu các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng

Tỏi tây hay hành baro là gia vị cùng họ với hành tây, hành tím, tỏi, hành lá… Do đó, trong tỏi tây giàu allicin, chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, các tiền chất vitamin A như beta-carotene dồi dào trong tỏi tây có vai trò quan trọng đối với thị lực và chức năng miễn dịch của cơ thể.

Chất kaempferol trong tỏi tây có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là ung thư. Một số nghiên cứu ống nghiệm cho thấy kaempferol có thể hỗ trợ phòng chống bệnh ung thư bằng cách giảm hiện tượng viêm, tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn các tế bào này di căn.

Tỏi tây là gia vị giúp tăng thêm mùi thơm cho các món chiên, xào hoặc để trang trí món ăn. Bạn không nên lưu trữ tỏi tây đã nấu chín qua đêm, bởi lượng nitrate trong tỏi tây có thể chuyển hóa thành nitrite gây ngộ độc.

Quỳnh Trang H+ (Theo Eat This Not That)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng