Tai biến y khoa: Đừng đổ lỗi cho bác sỹ!

Sợ trách nhiệm vì tai biến y khoa nên nhiều trường hợp, người nhà bệnh nhân phải ký những cam kết... nghe lạnh gáy

Viêm ruột thừa: Khỏi cần mổ chỉ cần kháng sinh

Phẫu thuật trực tuyến viêm ruột thừa cấp ở Trường Sa

BV huyện đảo mổ cấp cứu thành công ca viêm ruột thừa cấp

Triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ

Tôi rất có thể đã trở thành người thiên cổ hơn 20 năm trước nếu không có một quyết định liều thử của một cựu y tá trong hoàn cảnh các bác sỹ đang phân vân không biết bệnh gì.

Người cựu y tá ấy chính là bố tôi! Ông vẫn tự hào kể với mọi người rằng mình cứu sống được con nhờ một kinh nghiệm đã có nơi chiến trường.

Theo trí nhớ của tôi, đêm trước đó, tôi 2 lần tỉnh giấc vì đau bụng. Cơn đau qua khá nhanh nên tôi chỉ nằm ôm bụng 1 lúc rồi ngủ lại. Nhưng thói quen thính ngủ của một người lính từng ở chiến trường đã giúp bố tôi nhận biết việc tôi đã bị đau bụng thế nào.

Sáng hôm sau, tôi lại bị đau bụng. Khác với đêm hôm trước (đau quanh vùng rốn), lần này tôi đau gần vùng hố chậu phải. Thay vì đưa con đến trường, bố mẹ lại đưa thẳng tôi đến viện để khám vì… “bố nghi là con bị viêm ruột thừa”. Hơi khác thường, trong suốt quá trình thăm khám, tôi chẳng lên cơn đau nữa. Thời ấy, bệnh viện quê tôi chưa có X-quang, siêu âm ổ bụng… nên các bác sỹ chỉ biết khám bằng cách ấn vào vùng bụng bên phải. Tôi chỉ thấy hơi tưng tức bụng mà chẳng kêu đau nên các bác sỹ chỉ dám đoán: “Chưa chắc đã viêm ruột thừa”.

Nhưng bố tôi thì lại ấn ở 1 điểm cao hơn bác sỹ khiến tôi… hơi nhói. Bố phán như 1 chuyên gia rằng tôi bị viêm ruột thừa và đề nghị các bác sỹ cho mổ. Bố phải làm giấy xin tự nguyện phẫu thuật cho tôi (vì bác sỹ bảo: “Viêm nặng thì ấn nó phải đau chứ sao chỉ nhói? Mà nhói thì chắc là chưa cần phải vội, cứ theo dõi thêm đã”). Kết quả ca phẫu thuật ấy là: “May mà mổ luôn chứ để muộn tí nữa là vết viêm sẽ vỡ”.

Mà vỡ lúc đó thì nguy cơ tử vong rất cao chứ làm gì có máy hút dịch như bây giờ!

Lúc đó tôi còn nhỏ, không hiểu lắm về chuyên môn nên chỉ nhớ mang máng là các bác sỹ giải thích việc không phát hiện ra tôi bị viêm ruột thừa là do ruột thừa của tôi ở vị trí hơi khác bình thường. Nhưng may là từng xử lý cho 1 người lính bị viêm ruột thừa cấp trong chiến trường ở tình trạng giống như tôi nên bố mới dám mạnh mồm phán như… chuyên gia.

Cách đây hơn 10 năm, khi đã có x-quang, siêu âm rồi xét nghiệm hóa lý hiện đại hơn trợ giúp các bác sỹ mà bạn tôi (giờ đã là vợ) vẫn phải ôm cái bụng đau đi đến bệnh viện thứ 3 trong nửa ngày mới có kết luận là viêm ruột thừa cấp.

Đấy, một bệnh lý tưởng chừng đơn giản mà vẫn có trường hợp khó phát hiện. Vợ tôi đến giờ vẫn… thù 2 cái bệnh viện khiến vợ tôi tốn tiền khám rồi nằm ôm bụng đau vì cứ nghĩ rằng  các bác sỹ khi đó làm chưa hết trách nhiệm. Nhưng khổ nỗi, bác sỹ đọc kết quả siêu âm, x-quang, xét nghiệm và cả thăm khám mà vẫn không phát hiện ra viêm ruột thừa thì… vẫn phải theo dõi thôi!

Hay như chuyện giữa dịch sởi cách đây hơn 1 năm, vào thăm 1 bệnh nhân bị sốt phát ban, tôi được người nhà bệnh nhân chia sẻ bác sỹ kết luận sốt phát ban nghi sởi. Gặp anh bác sỹ quen tại bệnh viện, tôi mới kéo vào hỏi để có hướng chăm sóc cẩn thận cho cháu trong hoàn cảnh mà nhiều cháu bé đã ra đi vì dịch sởi. Anh bác sỹ thật thà cho biết 99,99% là sởi rồi. Nhưng nếu chưa có xét nghiệm rõ con virus ấy là sởi thì vẫn phải ghi là… sốt phát ban nghi sởi.

Chẩn đoán viêm ruột thừa không phức tạp nhưng vẫn có nguy cơ... sai

Dù còn 0,01% đi chăng nữa thì vẫn còn những trường hợp ngoại lệ vì ngoài sởi, còn hàng chục bệnh khác có thể khiến người bệnh phát ban. Hay trái tim nằm ở bên ngực trái nhưng vẫn có người có trái tim… nằm nhầm bên ngực phải. Hoặc cũng có trường hợp sở hữu cái ruột thừa hơi khác bình thường giống tôi và vợ tôi.

Thế nên, có những thứ thuốc dùng cho người bình thường thì không sao nhưng với những bệnh nhân có cơ địa đặc biệt thì vẫn xảy ra sốc phản vệ. Tai biến y khoa thì dù ở bất cứ quốc gia nào có nền y học tốt mấy thì tốt cũng vẫn xảy ra. Nó khác nhau về tần suất thôi, nó khác nhau về mức độ thôi chứ không tuyệt đối được. Đơn cử như Mỹ vẫn tự hào có nền y học tốt mà vẫn phải chấp nhận thực tế là tử vong do tai biến y khoa đừng hàng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân.

Không giống ngành nghề khác, tai nạn trong y khoa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người, hậu quả có thể nhìn thấy trực diện. Chính vì vậy, dư luận xã hội thường có góc nhìn nặng nề và định kiến với tai biến y khoa.

Không phủ nhận sai lầm của bác sỹ cũng là một “tai nạn” trong y khoa. Nhưng kể cả khi bác sỹ mắc sai lầm thì liệu họ có đáng bị đổ lỗi.

Một nhà quản lý trong ngành y từng thẳng thắn nhìn nhận một sự thật như thế này: “Nhiều nơi, bác sỹ vẫn còn vòi vĩnh phong bì. Nhưng bác sỹ vẫn là con người. Tôi tin là dù không nhận được phong bì thì chẳng có bác sỹ nào cố tình làm cho tình trạng của bệnh nhân tệ hơn”.

Tôi cũng có niềm tin giống nhà quản lý ấy!

Phương Minh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết