Cứ tai biến y khoa là bác sỹ, y tá lại... có lỗi?
TP.HCM: Hơn 2.600 ca tai biến sản khoa trong năm 2014
Tai biến y khoa: Kỳ tích và tội đồ trong gang tấc
30.000 sản phụ bị tai biến không được chăm sóc?
Tai biến sản khoa: Cẩn trọng không thừa!
Người nhà bệnh nhân và dư luận có thể đặt nghi vấn đối với các “sự cố”, “tai nạn” y khoa nhưng cũng cần trọng để suy xét: Vụ nào do lỗi “tắc trách” của con người; Vụ nào là do tai biến y khoa…?
Hàng năm nước Mỹ có khoảng 100.000 người bệnh chết do lỗi lầm của tai biến y khoa. Nước Australia – một nước có nền y tế phát triển mạnh, theo nghiên cứu năm 1990, có đến 18.000 người thiệt mạng, 5.000 người bị thương tật vĩnh viễn do những lỗi lầm do bệnh viện gây ra. Lúc bấy giờ dân số Australia mới chỉ là 17 triệu dân.
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thống kê cụ thể, tuy nhiên tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp là 7%. Ước tính có khoảng 67.000 bệnh nhân bị tai biến y khoa, 15.300 bệnh nhận bị thương tật vĩnh viễn hàng năm, con số tử vong do tai biến y khoa chiếm 5% con số tử vong của cả nước.
Thế nhưng, cứ có bệnh nhân tử vong hoặc thương tật là dư luận (và cả một bộ phận báo chí) lại đổ xô vào đặt dấu hỏi. Người nhà bệnh nhân (và bệnh nhân) bức xúc đặt nghi vấn đã đành, dư luận (những người có mặt tại bệnh viện, báo chí…) cũng “bủa vây” các y tá, bác sỹ… để tìm câu trả lời thì thật là….
(Một số phóng viên) Báo chí và ngành y cứ như đứng trên 2 chiến tuyến trong việc giải thích cho người nhà bệnh nhân và dư luận.
Vậy nên mới có chuyện, có nhiều bệnh viện dù biết là tai biến y khoa nhưng cứ nhìn thấy báo chí vào cuộc là… run vì sợ bị bới móc. Mà người ta bới đủ chuyện
Một người Thấy thuốc nhân dân bận bịu với việc chuyên môn, quản lý, nghiên cứu… từ chối mổ dịch vụ cho một phóng viên cũng… tạo sóng dư luận thì chẳng ngạc nhiên khi một vụ tai biến y khoa cũng thành “đề tài” để… “phóng bút”.
Nhiều ý kiến cho rằng, thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm, lạnh lùng của các y, bác sỹ khi khám chữa bệnh chính là nguyên nhân dẫn đến những xung đột, khiến việc giải thích không hiệu quả. Hay có người cho rằng. các bệnh viện lại không lựa chọn cách xử lý khủng hoảng truyền thông cho hợp lý nên càng thêm… khủng hoảng.
Nếu trước đó, các bác sỹ tận tình với bệnh nhân, thì khi tai biến xảy ra người nhà cũng sẽ thông cảm và chia sẻ. Nếu bác sỹ và lãnh đạo các bệnh viện kịp thời thông báo và giải thích thì cũng đâu đến nỗi.
Nhưng ở vài vụ việc gần đây cho thấy, dù đã cầu thị, đã giải thích, đã “phối hợp”… nhưng cuối cùng thì những “sự cố” y khoa vẫn trở thành “đề tài” nóng bỏng cho báo chí, truyền thông và dư luận! Tiếc rằng, trong có vài vụ mà những tai biến y khoa thuộc diện rủi ro ngoài y muốn nhưng bệnh viện và lãnh đạo bệnh viện vẫn thành… “nạn nhân” của truyền thông, dư luận.
Xem ra, nghề y là nghề… quá nguy hiểm! Làm dâu trăm họ kiểu này thì bác sỹ, nhân viên y tế biết sống sao?
Bình luận của bạn