Mệt mỏi kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
6 cách giúp người bệnh Basedow tăng cân, hết mệt mỏi
8 nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đói bụng và mệt mỏi
Làm thế nào để giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi do suy tim?
Mệt mỏi là trạng thái bạn luôn luôn cảm thấy thiếu năng lượng, kiệt sức, rã rời hoặc thiếu sinh khí. Theo YouGov, 13% người Anh luôn mệt mỏi, trong khi 1/4 nói rằng họ kiệt sức hầu hết thời gian trong ngày.
Mệt mỏi có thể được chia thành ba loại - liên quan đến tâm lý, thể chất và lối sống. Dịch vụ y tế Quốc gia (NHS) liệt kê một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này gồm:
- Không ngủ đủ giấc hoặc khó ngủ (mất ngủ).
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động thể chất.
- Căng thẳng, trầm cảm và đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, chẳng hạn như mất mát người thân hoặc chăm sóc em bé mới sinh.
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh.
- Mắc một số bệnh như sốt, COVID -19…
- Do phương pháp điều trị bệnh như hóa trị và dùng thuốc.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi trong một thời gian dài và không hiểu tại sao, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Điển hình như: Lo lắng và trầm cảm có liên quan đến tình trạng mệt mỏi mạn tính, khiến một số người cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ đủ 6-9 giờ theo khuyến nghị. Các tình trạng sức khỏe thể chất như ngưng thở khi ngủ, thiếu máu và mãn kinh cũng gây ra tình trạng mệt mỏi thường xuyên.
Các tình trạng khác có thể dẫn đến mệt mỏi bao gồm bệnh đái tháo đường, cường giáp, viêm não tủy cơ hoặc hội chứng mệt mỏi mạn tính (ME/CFS).
Để cải thiện tình trạng mệt mỏi, NHS khuyến nghị một số thay đổi trong thói quen hàng ngày như sau:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
- Cố gắng ngủ đủ giấc từ 6-9 tiếng mỗi đêm, đi ngủ và thức dậy cùng khung giờ.
- Hãy thư giãn vài giờ trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc hoặc podcast.
- Không gian ngủ thư giãn, ấm áp, không quá sáng và ồn ào.
- Tránh hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều bữa, uống nhiều caffeine hoặc tập thể dục mạnh ngay trước khi đi ngủ.
- Giảm thời gian sử dụng điện thoại thông minh và màn hình một giờ trước khi đi vào giấc ngủ.
Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn