Tại sao người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ điều trị dài hạn?

Các chuyên gia cảnh báo 70% người bệnh đái tháo đường Việt Nam vẫn chưa tuân thủ điều trị tốt

5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

Thực phẩm chống viêm giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và đái tháo đường

Món ăn sáng giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Đái tháo đường: Biến chứng tê bì, căng cứng tay về đêm có khỏi được không?

Nếu không tuân thủ điều trị tốt, tình trạng đường huyết tăng cao ở người bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng cấp tính (hạ đường huyết, nhiễm toan ceton), biến chứng mạn tính (trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh), thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc điều trị là vậy, nhưng qua quá trình thực tế điều trị, ThS.BS. Phan Thị Minh Tâm, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ vẫn có dưới 50% người bệnh đái tháo đường type 2 không đạt được mức kiểm soát đường huyết mục tiêu (chỉ số HbA1c dưới 7%), theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA).

 

Một trong những yếu tố góp phần chính là việc tuân thủ dùng thuốc kém - một tình trạng được ghi nhận rất phổ biến ở người bệnh đái tháo đường. Theo đó, các chuyên gia cho biết có thực trạng 20 - 30% đơn thuốc không bao giờ được mua đầy đủ, cũng như có khoảng 50% số thuốc điều trị bệnh mạn tính không được dùng đúng chỉ định. BS. Minh Tâm cũng cho biết thêm, nếu tuân thủ điều trị dài hạn, người bệnh đái tháo đường có thể giảm nguy cơ nhập viện do mọi nguyên nhân tới 17%, giảm tỉ lệ tử vong tới 32%.

Việc không tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường dài hạn có thể liên quan đến chế độ ăn kiêng, tập thể dục, lối sống, thuốc men, việc tái khám và tự theo dõi của người bệnh. Đặc biệt, việc kém tuân thủ điều trị có thể trực tiếp dẫn đến việc kiểm soát đường huyết không tốt. Hệ lụy là điều này làm tăng tỉ lệ mắc các biến chứng, tăng nguy cơ phải nhập viện, tăng chi phí chăm sóc bệnh nhân ngoại trú và làm tăng nguy cơ tử vong.

Lý giải nguyên nhân sâu xa của việc không tuân thủ điều trị dài hạn bệnh đái tháo đường, các chuyên gia chỉ ra một số vấn đề chính như sau: Do vấn đề tài chính, do chưa nhận thức hết nguy cơ và do đãng trí, quên uống thuốc.

Trên thực tế, nhiều người bệnh đái tháo đường vẫn chưa thực sự hiểu rõ về lợi ích của việc điều trị lâu dài. Nhiều người vẫn còn lo ngại việc dùng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ (như hạ đường huyết, giảm cân, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa), hoặc ngần ngại khi phải dùng quá nhiều loại thuốc, phải uống/tiêm thuốc thường xuyên trong ngày…

Để giải quyết các vấn đề này, tăng khả năng tuân thủ điều trị dài hạn ở người bệnh đái tháo đường, BS. Minh Tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các chuyên gia, bác sĩ khi thăm khám và điều trị cần lấy bệnh nhân làm trung tâm, tập trung vào các rào cản đối với việc tuân thủ điều trị của từng cá nhân.

Theo đó, việc giao tiếp cởi mở và nâng cao kiến ​​thức cho người bệnh có thể giúp họ vượt qua được những rào cản khó khăn, tuân thủ điều trị tốt hơn, từ đó giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn, góp phần ngăn ngừa các biến chứng sớm cũng như các biến chứng lâu dài, giảm chi phí điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết