Dự án hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường học tập, hòa nhập tốt cho trẻ bị tự kỷ
Cảnh báo hóa chất gây tự kỷ tiềm ẩn trong đồ dùng hằng ngày
Dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ
8 lợi ích của các trò chơi vận dụng đa giác quan với trẻ tự kỷ
Tràn lan thông tin sai sự thật về chứng tự kỷ trên TikTok
Dự án "Dạy và Học dành cho Trẻ em mắc Rối loạn Phổ Tự kỷ" (Teaching and Learning for Children with Autism Spectrum Disorder) là dự án kéo dài 5 năm, do Quỹ Quốc tế Singapore (SIF) phối hợp cùng tổ chức cùng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (HCMUE) và Trung tâm Rainbow Centre Singapore.
Dự án nhắm mục tiêu nâng cao năng lực cho 170 giáo viên với chuyên môn giáo dục đặc biệt, tới từ 15 trường học và 1 bệnh viện. ĐIều này sẽ giúp xây dựng môi trường học tập tốt hơn, thúc đẩy hòa nhập cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng và chia sẻ các cách thức thực hành hiệu quả nhất.
Cụ thể, dự án hướng tới 3 mục tiêu lớn sau:
1. Trang bị cho giáo viên với chuyên môn giáo dục đặc biệt những kiến thức sâu hơn về chứng rối loạn phổ tự kỷ, cũng như các cách thức hiệu quả để giao tiếp với trẻ tự kỷ.
2. Phát triển một hệ thống hỗ trợ cho các nhà giáo dục, giúp giải quyết nhu cầu cụ thể của học sinh tự kỷ.
3. Xây dựng một khung chương trình phối hợp với phụ huynh và người chăm sóc, giúp hỗ trợ trẻ tự kỷ một cách toàn diện hơn.
Trong số 170 giáo viên tham gia dự án, có 10 người đã được lựa chọn để trở thành giảng viên “nòng cốt”, có nhiệm vụ chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn với đồng nghiệp trong ngành, đảm bảo duy trì dự án và tiếp tục mang lại giá trị cho cộng đồng giáo dục tại địa phương.
Ngoài ra, toàn bộ giáo viên tham gia dự án đều được tiếp cận với kiến thức và kỹ năng nâng cao, giúp các thầy cô tự tin hơn trong quá trình hỗ trợ học sinh tự kỷ. 80% các trường học tham gia đã thực hiện các thay đổi nhằm đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu của trẻ tự kỷ, bao gồm áp dụng các cách thức thực hành đã được kiểm chứng, nhằm cải thiện giao tiếp trong lớp học và xây dựng môi trường học tập với thiết kế thân thiện với học sinh.
Thiết kế của các lớp học được thay đổi để tạo ra các góc học tập riêng biệt và sử dụng các công cụ trực quan để khuyến khích giao tiếp, tương tác giữa các học sinh. Giáo viên cũng áp dụng các phương pháp can thiệp dựa trên hoạt động thực tiễn, sử dụng các bài tập hàng ngày để rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Các hoạt động này được thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen của học sinh, nhằm thúc đẩy phát triển các kỹ năng thực tế.
Ngoài ra, để mở rộng hỗ trợ vượt ra ngoài phạm vi lớp học, nhiều giáo viên đã tổ chức các buổi thảo luận và chia sẻ cho phụ huynh những chiến lược, cung cấp các tài liệu hữu ích nhằm hỗ trợ con em mắc rối loạn phổ tự kỷ hiệu quả hơn tại nhà. Những nỗ lực này đã góp phần thúc đẩy phương pháp giáo dục hòa nhập và bền vững dành cho trẻ em.
Theo ông Jaryll Chan, đại diện Quỹ Quốc tế Singapore (SIF): “Dự án này là minh chứng cho những thành quả có thể đạt được khi các cộng đồng vượt qua ranh giới quốc gia để cùng chung tay vì một mục tiêu chung. Thông qua tinh thần cống hiến và năng lực chuyên môn của các đối tác, tình nguyện viên, chúng ta đang xây dựng một nền tảng giáo dục hòa nhập, nơi trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ nhận được sự hỗ trợ cần thiết để phát triển”.
Tiến sĩ Bùi Trần Quỳnh Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho biết: “Thông qua dự án này, các giáo viên của chúng tôi đã có cơ hội tiếp cận những kỹ năng và kiến thức quý giá, từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn, mang lại tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ”.
Bình luận của bạn