Cảnh báo hóa chất gây tự kỷ tiềm ẩn trong đồ dùng hằng ngày

Chất hóa học bisphenol A có trong rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết

Dấu hiệu sớm cảnh báo trẻ mắc chứng tự kỷ bố mẹ cần biết

Dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ

8 lợi ích của các trò chơi vận dụng đa giác quan với trẻ tự kỷ

“Chìa khóa” quan trọng để điều trị tự kỷ đạt hiệu quả cao

BPA là một hóa chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi. Nó có tác dụng gia tăng độ dẻo và chắc chắn của nhiều sản phẩm như hộp đựng thức ăn, chai nhựa, đệm cao su, đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ chơi, bình bú và núm vú giả của trẻ em. BPA xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua đường tiêu hóa, ngoài ra còn đến từ việc hít phải hoặc tiếp xúc với da.

Một phần BPA trong đồ dùng có thể thoát ra khỏi bề mặt sản phẩm. Trẻ em ngậm các đồ dùng chứa BPA sẽ hấp thụ chất này vào cơ thể. BPA cũng có thể nhiễm vào thức ăn từ các vật chứa, đặc biệt khi đun nóng hoặc cọ rửa vật chứa với xà phòng chứa chất tẩy mạnh.

Hóa chất BPA đặc biệt gây hại cho trẻ nhỏ

Hóa chất BPA đặc biệt gây hại cho trẻ nhỏ

Khi tồn tại trong cơ thể người, BPA gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như vô sinh, cao huyết áp, tăng nguy cơ béo phì... Chất này còn gây ra những rối loạn đối với quá trình phát triển ở trẻ em.

Thai nhi tiếp xúc với BPA trong cơ thể người mẹ có khả năng xuất hiện các triệu chứng của tự kỷ khi lên 2 tuổi và diễn biến nặng khi lên 11 tuổi. Tỉ lệ tự kỷ ở những trẻ này cao gấp 6 lần so với những trẻ em khác.

 

 

Cụ thể, các nhà nghiên cứu kiểm tra nồng độ BPA trong cơ thể các bà mẹ mang thai và theo dõi sự phát triển của con họ trong vòng 10 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ tiếp xúc với BPA nồng độ cao bị ức chế sinh aromatase, một enzyme quan trọng đối với sự phát triển trí não ở bé trai, dẫn đến nguy cơ tự kỷ cao.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của BPA đến não và tuyến tiền liệt của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, người sử dụng nên hạn chế dùng các loại đồ nhựa chứa BPA. Tránh mua các loại đồ chơi nhựa, bình bú và núm vú giả chứa BPA cho trẻ em. Cách để người dùng có thể nhận biết đồ dùng không chứa BPA là qua nhãn “BPA free” ghi trên sản phẩm. Khi mua hộp nhựa và chai nhựa, người mua nên quan sát kí hiệu dưới đáy hoặc in trên thân sản phẩm như hình:

Người dùng nên chọn các loại đồ nhựa đánh dấu 1, 2, 4 và 5 để tránh mua phải đồ nhựa chứa BPA

Người dùng nên chọn các loại đồ nhựa đánh dấu 1, 2, 4 và 5 để tránh mua phải đồ nhựa chứa BPA

Các loại đồ nhựa được đánh dấu kí hiệu tái chế 2, 4 và 5 là các loại nhựa an toàn, không chứa BPA. Đồ nhựa đánh dấu kí hiệu tái chế 3, 6, 7 là các loại nhựa chứa BPA.

Không nên sử dụng các loại hộp làm bằng vật liệu chứa BPA để đựng thức ăn nóng hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao như quay lò vi sóng.

 

Lo ngại về BPA đã dấy lên những yêu cầu cấm chất hóa học này. Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị cấm BPA trong sản xuất đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn như bao bì, hộp đựng thức ăn, chai nhựa và đồ dùng nhà bếp.

Lệnh cấm hiện đang chờ được thông qua bởi Nghị viện và Hội đồng châu Âu, dự định có hiệu lực từ cuối năm 2024.

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa BPA và hội chứng tự kỷ ở trẻ em nam được thực hiện trong bối cảnh Liên Hợp Quốc đang chuẩn bị vòng đàm phán cuối cùng tại Hàn Quốc năm nay để ban hành hiệp ước quốc tế về ô nhiễm nhựa.

 

 

Tiên Phong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ