Thế nào được gọi là tăng đường huyết?

Lượng đường huyết có thể cao hơn sau bữa ăn

Đái tháo đường có điều trị được không?

Giải pháp nào cho biến chứng đái tháo đường?

Nước ngọt - "thủ phạm" gây ra 8.000 ca đái tháo đường mỗi năm

Bất lực: Dấu hiệu "nhìn thấy bằng mắt thường" của đái tháo đường, tim mạch

Theo GS. BS. Sanjai Sinha – thuộc Trung tâm Y tế Cornell, New York, Hoa Kỳ, ở những người không bị đái tháo đường, lượng đường trong máu tuy có xê dịch nhưng không đáng kể. Giữa các bữa ăn, nồng độ đường trong máu trong khoảng từ 60 đến 100 mg/dl. Sau bữa ăn, lượng đường có thể lên tới 120- 130 mg/dl nhưng hiếm khi cao hơn 140 mg/dl.

BS. Sanjai Sinha:
Lượng đường huyết quá cao có thể dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu bệnh đái tháo đường cần phải được điều trị tại bệnh viện.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, lượng đường trong máu sẽ cao hơn nhiều, nó có thể là 200, 300, thậm chí lên tới 400 mg/dl.

Chẩn đoán đái tháo đường type 2

Tất cả các loại bệnh đái tháo đường đều được chẩn đoán trên cơ sở tăng đường huyết. Một số loại khác nhau của các xét nghiệm máu có thể được sử dụng để chẩn đoán, bao gồm: Nhịn ăn để thử đường huyết, xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, xét nghiệm chỉ số HbA1c, xét nghiệm dung nạp đường huyết.

Khi sàng lọc bệnh đái tháo đường ở những người có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, các bác sỹ thường yêu cầu xét nghiệm đường huyết lúc đói (yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8 - 10 giờ) hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c (mà không cần nhịn ăn).

Đái tháo đường được chẩn đoán nếu xét nghiệm đường huyết lúc đói cho kết quả là 126 mg/dl hoặc hơn, cũng như xét nghiệm HbA1c cho kết quả bằng hoặc cao hơn 6,5​%. Trong khi đó, bạn sẽ được chẩn đoán đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường, tăng nguy cơ phát triển thành đái tháo đường type 2 trong tương lai nếu kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói từ 100 - 125 mg/dl và xét nghiệm HbA1c là 5,7 - 6,4%.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên có thể được thực hiện nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của đái tháo đường. Kết quả xét nghiệm là 200 mg/dl hoặc cao hơn cho thấy bạn đang bị đái tháo đường và cần được xác nhận bằng một xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu hơn. 

Nguyên nhân gây tăng đường huyết

Việc tìm kiếm những “thủ phạm” khiến lượng đường huyết gia tăng đột biến là điều cần thiết để quản lý hiệu quả đái tháo đường.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên có thể được thực hiện nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của đái tháo đường

Một số lý do phổ biến khiến đường máu lên quá cao bao gồm:

- Thiếu các loại thuốc hoặc dùng thuốc không đúng thời điểm.

- Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate (năng lượng).

- Thiếu ngủ

- Căng thẳng

- Tập thể dục cường độ cao

- Bệnh lý: Khi mắc một vài bệnh, ví dụ như cảm cúm có thể làm cơ thể bạn giải phóng các hormone stress làm tăng lượng đường trong máu.

Kiểm tra lượng đường trong máu và dùng thuốc đái tháo đường luôn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trong việc kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường để quản lý tốt hơn lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết