Tăng gấp đôi nguy cơ sinh non ở phụ nữ hút thuốc

Phụ nữ hiện được khuyến cáo ngừng hút thuốc, hạn chế uống caffeine khi mang thai vì nguy cơ biến chứng thai kỳ - Ảnh: The Conversation.

Mối liên hệ không ngờ giữa ung thư bàng quang và thói quen hút thuốc

Hút thuốc lá có giúp giảm cân?

Hút thuốc lá có làm tăng nhịp tim không?

Các tác nhân tăng nguy cơ ung thư phổi ngoài hút thuốc

Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge (Anh) phát hiện ra rằng, việc hút thuốc trong thai kỳ sẽ tăng gấp 2,6 lần nguy cơ sinh non. Đồng thời, nguy cơ thai nhi bị hạn chế tăng trưởng cũng sẽ cao hơn 4,1 lần nếu người mẹ hút thuốc trong lúc mang thai.

Phụ nữ hiện được khuyến cáo ngừng hút thuốc, hạn chế uống caffeine khi mang thai vì nguy cơ biến chứng thai kỳ và khói thuốc cũng gây hại cho trẻ sơ sinh trước và sau khi chúng được sinh ra.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế (International Journal of Epidemiology) này cũng cho biết, trẻ sinh ra từ những bà mẹ hút thuốc thường được phát hiện nhẹ hơn trung bình 387g so với những đứa trẻ sinh ra từ những Phụ nữ không hút thuốc, nghĩa là nhỏ hơn 10% so với cân nặng của một đứa trẻ sơ sinh trung bình.

Điều này làm tăng nguy cơ em bé có cân nặng khi sinh thấp (2,5kg trở xuống), từ đó có liên quan đến việc tăng nguy cơ gặp các vấn đề về phát triển cũng như sức khỏe kém hơn trong cuộc sống sau này.

Trong khi đó, theo Sky News, một cuộc khảo sát hàng tháng đối với người trưởng thành ở Anh, các nhà nghiên cứu từ Đại học College London (ULC) đã xem xét thói quen hút thuốc của 197.266 người, trong đó có 44.052 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (18 đến 45 tuổi). Họ nhận thấy tỷ lệ hút thuốc ở những phụ nữ có điều kiện kinh tế thuận lợi đã tăng từ 11,7% lên 14,9% trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến đầu năm 2024. Trong khi đó, tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ thuộc các nhóm nghèo giảm từ 28,7% xuống 22,4%.

Nghiên cứu so sánh với tỷ lệ hút thuốc ở nam giới vẫn ổn định trong suốt thập kỷ.

Ngoài ra, khảo sát của ULC còn cho biết, việc hút thuốc lá điện tử ở tất cả phụ nữ từ 18 đến 45 tuổi đã tăng hơn gấp 3 lần trong một thập kỷ qua. Gần 1/5 (19,7%) phụ nữ cho biết đã sử dụng thuốc lá điện tử vào năm 2023, tăng từ 5,1% tính từ năm 2013.

Nghiên cứu cũng cho thấy, 61,4% phụ nữ trong độ tuổi từ 18-45 chủ yếu hút thuốc lá cuốn bằng tay, tăng từ 40,5%.

Tiến sĩ Sharon Cox cho rằng, lý do khiến phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp trung lưu hút thuốc nhiều hơn là "không rõ ràng". 

"Việc giảm hút thuốc đặc biệt có hại đối với phụ nữ trong độ tuổi này vì hút thuốc làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai, sảy thai và sức khỏe trẻ sơ sinh kém." - Tiến sĩ Sharon Cox chia sẻ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có thể đã ảnh hưởng đến tài chính của phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn hơn, khiến gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ và chuyển sang sử dụng thuốc lá cuộn rẻ hơn.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Cancer Research UK và được công bố trên BMC Medicine.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Cambridge/Sky News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin