- Chuyên đề:
- Bệnh tự miễn
Hội chứng kích hoạt tế bào mast là một chứng rối loạn hệ miễn dịch hiếm gặp
Dòng chảy Sức khỏe+: Việt Nam có khoảng 6 triệu người đang mắc những căn bệnh hiếm
Thuốc điều trị xơ cứng teo cơ một bên ALS mới có thể có lợi với dạng bệnh hiếm
Điều trị thành công cho 2 bé sơ sinh bị da sạm đen, "sùi bọt cua" vì bệnh hiếm gặp
Ra mắt trang thông tin chuyên về chủ đề ung thư, huyết học và bệnh hiếm
Amy Francis-Smith (32 tuổi, người Anh) bắt đầu có biểu hiện dị ứng nghiêm trọng và không thể lường trước vào năm 2015. Cô nhận ra điểm bất thường khi thấy cơ thể có phản ứng lạ mỗi khi ăn chanh hoặc đậu phộng. Đặc biệt, một lần ăn cà chua đã khiến cô phải nhập viện vì sốc phản vệ.
Kể từ đó, Francis-Smith chịu đựng chuỗi những ngày bị dị ứng nghiêm trọng, tới mức mỗi bữa ăn là một lần “đánh cược”. Có ngày, cô gặp phản ứng dị ứng 50 lần liên tiếp. “Tôi bị suy dinh dưỡng vì chỉ có thể ăn 4 thực phẩm là thịt bò, quả lê, bí ngòi và cơm, trong ít nhất là 6 tháng”, cô chia sẻ.
Không chỉ dị ứng thực phẩm, Francis-Smith còn phát hiện ra rằng cơ thể cô "dị ứng” với cả nước có gas, các loại xịt thơm phòng, thậm chí cả khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Nhớ lại quãng thời gian đó, Francis-Smith cho hay: “Tôi được giới thiệu tới nhiều phòng khám dị ứng, nhưng luôn nhận được câu trả lời đó không phải phản ứng dị ứng, hoặc là do tôi tự tưởng tượng ra. Từng có nhân viên y tế cho rằng tôi tự đầu độc chính mình, hoặc đang bị khủng hoảng tâm lý.”
Sau 2 năm sống chung với triệu chứng, phải tới năm 2017, Francis-Smith mới được chẩn đoán mắc hội chứng kích hoạt tế bào mast (MCAS). Tế bào mast hay dưỡng bào đóng vai trò quan trọng việc giải phóng các chất nhằm kích hoạt hệ thống miễn dịch. Hội chứng này xảy ra khi các tế bào mast giải phóng các chất trung gian quá nhiều và thường xuyên, dẫn đến phản ứng viêm nghiêm trọng.
Tế bào mast có ở khắp nơi trong cơ thể và ảnh hưởng tới mọi cơ quan. Trong trường hợp của Francis-Smith, gan, lá lách và bàng quang của cô đều bị rối loạn chức năng. Ngoài ra, người phụ nữ này còn bị rụng tóc, răng bị mòn nhanh chóng.
Cô Francis-Smith còn mắc bệnh viêm ruột Crohn và hội chứng Ehlers-Danlos - nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết như da, khớp. Tuy nhiên, cô cảm thấy “nhẹ nhõm” khi tìm ra được lời giải cho vấn đề sức khỏe của mình.
Sau khi được chẩn đoán và trải qua nhiều phương pháp điều trị thử - sai, Francis-Smith có thể dần bổ sung thêm nhiều thực phẩm vào chế độ ăn uống. Người thân và gia đình cũng động viên, hỗ trợ cô tìm các biện pháp bổ sung dinh dưỡng, giảm stress và giảm viêm trong cơ thể. Nhờ đó, người phụ nữ này đã có đủ sức khỏe để hoàn thành chương trình học Thạc sĩ Kiến trúc.
Hiện chưa có thống kê chính xác về độ phổ biến của hội chứng MCAS, các nghiên cứu về bệnh còn hạn chế. Một vài yếu tố có thể kích hoạt tình trạng này bao gồm: Thay đổi nhiệt độ đột ngột; Chất kích thích hoặc tá dược; Nọc độc; Căng thẳng, stress; Các thủ thuật phẫu thuật xâm lấn; Nhiễm trùng… Người bệnh gặp các dấu hiệu như tim đập nhanh, da nổi mề đay, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy.
Bình luận của bạn