Tăng huyết áp có nguy hiểm không, cần làm gì để kiểm soát huyết áp?

Tăng huyết áp có nguy hiểm không là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh

Co thắt mạch vành là gì: Những thông tin quan trọng bạn cần biết!

Biến chứng của tăng huyết áp nguy hiểm đến đâu?

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Phân biệt sự khác nhau giữa đau tim, ngừng tim và suy tim

Theo bác sỹ tim mạch Luke Laffin (người Mỹ): “Lý do chúng ta cần điều trị tăng huyết áp là để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ, tổn thương thận và suy tim. Theo đó, việc hạ huyết áp dưới 120/80mmHg có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng nói trên”.

Vậy cụ thể, tăng huyết áp nguy hiểm ra sao, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:

Biến chứng cao huyết áp khó lường nếu không được điều trị

Các biến chứng tim mạch

- Suy tim: Biến chứng tăng huyết áp phổ biến nhất là suy tim, thường gặp sau khoảng 5 - 7 năm. Nguyên nhân là bởi khi áp lực trong động mạch tăng cao, tim cũng phải hoạt động gắng sức hơn so với bình thường mới bơm máu được. Điều này khiến chức năng tim dần suy giảm, sau một thời gian, người bệnh phải đối mặt với tình trạng suy tim.

- Xơ vữa động mạch vành: Tăng huyết áp lâu ngày làm tổn thương động mạch vành, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển gây tắc, hẹp mạch vành.

Khi mức độ tắc hẹp đủ lớn, mảng xơ vữa có thể bị nứt vỡ, hình thành cục huyết khối trong lòng động mạch, gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Suy tim là biến chứng phổ biến ở người bệnh tăng huyết áp sau từ 5 - 7 năm

Các biến chứng về não

- Đột quỵ: Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 2 - 6 lần. Đây là biến chứng nghiêm trọng mà rất nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt. Nguyên nhân chính là do người bệnh bị xuất huyết hoặc nhồi máu não.

- Xuất huyết não: Huyết áp tăng cao khiến các mạch máu não không chịu nổi áp lực, dẫn đến bị vỡ và gây nên tai biến mạch máu não, xuất huyết não. Người bệnh có thể bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, trường hợp nặng có thể tử vong.

- Thiếu máu não: Tăng huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não nên máu bơm lên não không đủ và khiến người bệnh thấy chóng mặt, hoa mắt hay bất tỉnh.

Các biến chứng về thận

Tăng huyết áp làm tổn thương màng lọc của các tế bào thận, làm hẹp động mạch thận và làm thận tiết ra nhiều chất renin khiến huyết áp tăng cao hơn. Lâu ngày, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiểu ra protein hay suy thận.

Các biến chứng về mắt

Tăng huyết áp có thể gây tổn thương các mạch máu ở võng mạc, gây suy giảm thị lực

Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu võng mạc, hắc mạc và thị thần kinh. Khi huyết áp tăng cao kéo dài hoặc tăng đột ngột sẽ gây tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc, để lại những tổn thương trầm trọng gây suy giảm thị lực nặng và không hồi phục.

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các biến chứng đi kèm

Tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 bệnh lý có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu mắc bệnh tăng huyết áp, bạn sẽ dễ bị đái tháo đường và ngược lại. Đặc biệt, khi mắc cả 2 căn bệnh này, nguy cơ biến chứng sẽ tăng cao và gây khó khăn hơn trong việc điều trị.

Bạn cần làm gì để phòng tránh biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp?

Để phòng tránh rủi ro do tăng huyết áp, bạn cần kiểm soát tốt mức huyết áp hàng ngày bằng cách tuân thủ điều trị nội khoa và duy trì lối sống lành mạnh.

Theo đó, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sỹ là điều quan trọng nhất với mỗi người bệnh. Đặc biệt, bạn cần lưu ý theo dõi các biểu hiện gặp phải trong quá trình dùng thuốc và báo ngay cho bác sỹ nếu gặp phải các tác dụng phụ. Đồng thời, bạn cần tái khám định kỳ để được hiệu chỉnh liều, thay thế hay phối hợp thuốc điều trị khác.

Về lối sống hàng ngày, bạn cần chú ý thực hiện theo một số lời khuyên sau:

- Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ.

- Hạn chế rượu bia.

- Ăn ít muối hơn: Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng; Không dùng mắm chấm, muối trong các bữa ăn; Chế biến bằng cách hấp, luộc thay vì chiên, xào...

- Tăng cường vận động thể lực, mỗi ngày nên tập luyện 30 phút, ít nhất 5 ngày/tuần.

- Giảm cân nếu thừa cân.

- Theo dõi và ghi lại chỉ số huyết áp hàng ngày.

Đồng thời, người bệnh tăng huyết áp có thể tham khảo bổ sung sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe trái tim, giúp tim bơm máu khỏe hơn và ức chế mảng xơ vữa, giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa biến chứng suy tim, xơ vữa mạch vành. Các sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả được đăng tải trên các tạp chí trong nước cũng như quốc tế sẽ đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất cho bạn.

Có thể thấy, người bệnh tăng huyết áp phải đối mặt với không ít biến chứng nguy hiểm. Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bệnh tình, chỉ cần chủ động tìm kiếm và kiên trì trong điều trị.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu... đã kiểm chứng lâm sàng và kết quả được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada).

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ cao như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch