Tạng người “skinny fat”: Khi gầy không đồng nghĩa với khỏe

Tạng người "skinny fat"

Muốn eo thon, bụng phẳng đừng bỏ qua loại sinh tố này

7 cách giảm cân an toàn cho chị em sau sinh

Mỡ bụng: Nguyên nhân vì đâu?

Tìm ra thủ phạm không ngờ gây tăng cân, béo bụng không kiểm soát

‘Skinny fat’ nghĩa là gì?

Theo Angel Planells – chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ, những người có thể trạng gầy cũng cần phải lo lắng.

Dù trông họ có vẻ khỏe mạnh, song họ cũng có thể bị thiếu cơ, có nồng độ cholesterol cao hoặc tăng huyết áp, hoặc bị tiền đái tháo đường.

Mỡ nội tạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe

Trước hết, bạn cần phân biệt giữa chất béo nội tạng và dưới da, Tiozzo giải thích. Mỡ dưới da là chất béo bên dưới lớp da của chúng ta, trong khi mỡ nội tạng – một dạng chất béo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe sẽ bao quanh cơ quan quanh bụng. Một số người có thể có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường, song lại có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, thậm chí mất trí nhớ.

Liệu bạn có nguy cơ trên hay không?

Làm sao để biết bạn có nguy cơ bị “skinny fat” hay không. Theo Tiozzo, những người đàn ông có vòng bụng hơn 40inch (khoảng 101cm), phụ nữ có vòng bụng hơn 35inch (khoảng 89cm) thường được xem là có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi mỡ nội tạng, bất kể là họ có cao, gầy hay có trọng lượng cơ thể bình thường hay không.

Bạn cần làm gì?

Tin tốt là, một lối sống lành mạnh như tăng hoạt động thể chất, ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, ăn thịt nạc có thể giúp giảm chất béo nội tạng, Tiozzo nói. Nên tránh carb đã qua chế biến, đồ uống và soda nhiều đường vì dễ dẫn đến tăng cân và lưu trữ chất béo nội tạng. Đồng thời, bạn cũng cần tăng cường tập luyện, đặc biệt là các bài tập cường độ cao.

Planells lưu ý rằng, để chống lại các vấn đề sức khoẻ liên quan đến “skinny fat”, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống tổng thể. Không có loại thực phẩm nào bạn có thể ăn hay bài tập nào bạn mang đến những thay đổi nhanh chóng và thần kỳ.  

Nếu bạn không chắc mình có nguy cơ hay không, có thể đi khám bác sỹ. Họ có thể tiến hành xét nghiệm lượng đường trong máu, cholesterol và đo huyết áp. Từ đó, bạn có thể biết được thể trạng của mình có đúng là bị “skinny fat” hay không, từ đó có kế hoạch cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hoài Thương H+ (Theo Foxnews.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp