Chớ xem nhẹ triệu chứng viêm phổi ở người già
Những sai lầm phổ biến mắc phải khi chăm sóc người già bị viêm phổi
Viêm phổi ở người già: Dấu hiệu cần đi khám ngay
Đẩy lùi viêm phổi bằng thực phẩm
Người già bảo vệ phổi trong mùa Đông bằng cách nào?
Mắc bệnh viêm phổi do miễn dịch kém
Thời tiết chuyển lạnh, số người cao tuổi nhập viện vì viêm phổi gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân là do nhiều người cao tuổi vẫn giữ thói quen dậy sớm vận động ngoài trời trong khi thời tiết đã chuyển lạnh, cơ thể người già không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho những căn bệnh nguy hiểm có cơ hội tấn công.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung ương: "Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi. Bệnh không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn hay gặp ở người cao tuổi. Đáng nói, viêm phổi ở người cao tuổi bệnh tiến triển nặng hơn so với người trẻ".
Người cao tuổi hay mắc bệnh viêm phổi khi thời tiết chuyển lạnh
Sở dĩ, viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp. Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus… nhất là vào mùa lạnh. Mặt khác, người già hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: Đau xương khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi...
Ngoài ra, khi thời tiết chuyển lạnh, sức đề kháng của người cao tuổi bị suy giảm một số loại virus sẽ tấn công vào đường hô hấp và gây bệnh. Điển hình là vi khuẩn phế cầu (St. pneumoniae) và một số virus đường hô hấp, vi nấm.
Trong một số trường hợp, người cao tuổi bị viêm phổi sau khi mắc phải bệnh cúm, cảm lạnh hoặc bị lây bệnh ngay trong bệnh viện (nhiễm khuẩn bệnh viện) do đi khám bệnh hoặc nằm viện điều trị một bệnh nào đó.
Tăng sức đề kháng – phòng viêm phổi hiệu quả
PGS TS Nguyễn Đình Tiến – Chủ nhiệm Khoa Lao và Bệnh phổi (Bệnh viện 108), cho biết: "Bệnh viêm phổi thường bị khi thời tiết thay đổi, Thu sang Xuân, đặc biệt mắc nhiều vào mùa Đông Xuân. Người già trên 65 tuổi và trẻ em dễ bị mắc bệnh này. Cho nên, biện pháp phòng tránh tốt nhất là nên đi tiêm phòng cúm vào mùa Thu trước khi sang mùa Đông, mỗi năm 1 lần. Ngoài ra, người già nên tiêm phòng vaccine phế cầu để dự phòng viêm phổi do phế cầu (những người bị bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 tuổi thì lên 5 năm tiêm 1 lần). Đặc biệt, người già và trẻ em phải giữ vệ sinh sạch sẽ chẳng hạn như vệ sinh răng, miệng, họng; Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân bị cúm (nhất là những người hay mắc bệnh mạn tính). Phải ăn đủ chất dinh dưỡng và giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh giá. Và điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát trùng nhằm tránh nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp do tay tiếp xúc nhiễm bẩn".
Người già nên tiêm phòng vaccine phế cầu để dự phòng viêm phổi do phế cầu
Những người bị bệnh viêm phổi rất dễ mắc các bệnh khác vì vậy, phải phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin B, C và ăn nhiều đạm, đặc biệt là hải sản, ít thịt, nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh nhiễm trùng. Những người già hay dậy sớm tập thể dục cũng là nguy cơ bị bệnh viêm phổi. Vì vậy, người già không nên tập thể dục quá sớm, vì lúc đó sương mù, nhiệt độ xuống thấp, đột ngột cũng dễ bị bệnh viêm phổi và suy hô hấp. Người già thường hay dậy sớm vì họ không ngủ được, nếu dậy sớm thì nên giữ ấm cơ thể, cổ ngực và tập ở trong nhà, đợi khi có ánh nắng mặt trời chúng ta mới ra tập thể dục thì tốt hơn”, PGS TS Nguyễn Đình Tiến nhấn mạnh.
Khi người cao tuổi nghi ngờ bị viêm phổi, cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt bởi vì nếu để muộn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh (ở Việt Nam, theo thống kê thì tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở người cao tuổi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể lên tới 25%, đặc biệt độ tuổi trên 65).
Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi, nhất là viêm phổi do virus, việc dùng thuốc điều trị rất khó khăn. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào là phải được bác sỹ khám bệnh kê đơn và tư vấn sử dụng. Không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn nhiều điều bất lợi sẽ xảy ra cho người bệnh.
Bình luận của bạn