- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Trên thực tế, tập thể dục vừa sức, đều đặn có thể giúp ổn định nhịp tim
Nam giới bị trống ngực, nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?
4 cách để ngừng cơn rung nhĩ, nhịp tim nhanh tại nhà
Những thói quen hàng ngày gây rối loạn nhịp tim
Bạn biết gì về bệnh rối loạn nhịp tim nhanh rung nhĩ?
Thế nào là trống ngực, rối loạn nhịp tim nhanh?
Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), nhịp tim ở mức 60 - 100 nhịp/phút được coi là bình thường. Với những người bị nhịp tim nhanh, trống ngực, nhịp tim có thể tăng cao hơn 100 nhịp/phút.
Nhiều người nhận thấy mỗi khi tập thể dục, thể thao, nhịp tim của bạn lại tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên nhìn chung, những người tập thể dục thường xuyên lại có thể giữ nhịp tim ở mức ổn định, thông thường là 55 nhịp/phút.
Tập thể dục và tình trạng nhịp tim nhanh
Tập thể dục vừa sức, thường xuyên giúp ổn định nhịp tim
Theo các chuyên gia từ Bệnh viện Đại học Iowa (Mỹ), tình trạng trống ngực, rối loạn nhịp tim ít khi xảy ra trong quá trình tập luyện mà thường xảy ra trước và sau khi hoạt động thể chất. Theo đó, trong khi tập luyện, nhịp tim sẽ dần tăng nhanh, loại bỏ các cơn trống ngực, rối loạn nhịp tim.
Sau khi tập luyện, vận động, lượng adrenaline trong cơ thể vẫn ở mức cao trong một thời gian cho tới khi nhịp tim chậm lại dần. Trong thời gian này, các cơn trống ngực, rối loạn nhịp tim có thể quay trở lại.
Vậy tại sao tập thể dục có thể giúp ổn định nhịp tim?
Trên thực tế, tập thể dục vừa sức, thường xuyên có thể giúp làm giảm căng thẳng - một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng trống ngực, rối loạn nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý các hoạt động khác nhau có thể ảnh hưởng khác nhau tới tần suất cơn trống ngực, rối loạn nhịp. Tốt hơn hết, hãy thử nhiều hoạt động thể chất để xác định bài tập phù hợp với bạn.
Khi nào cần thông báo với bác sỹ của bạn?
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi lựa chọn các bài tập thể thao để khắc phục tình trạng nhịp tim nhanh. Các bác sỹ sẽ cho bạn biết những bài tập nào phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Nếu bạn bị tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc bệnh đái tháo đường, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn ghi chép đầy đủ các triệu chứng trống ngực, rối loạn nhịp tim. Bạn cần biết tần suất cơn trống ngực, rối loạn nhịp xuất hiện, chúng kéo dài trong bao lâu, bạn có cảm thấy đau tức ngực khi cơn trống ngực xảy ra hay không…
Nếu cơn trống ngực, rối loạn nhịp tim xuất hiện cùng các triệu chứng chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, lú lẫn, choáng ngất… hãy lập tức tới bệnh viện. Đây có thể là những triệu chứng của bệnh van tim, đau tim, suy tim, đột quỵ… nguy hiểm.
Vi Bùi H+ (Theo Livestrong)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực cho người bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh.
Bình luận của bạn