Hoạt động thể chất cường độ cao có thể cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson
5 điều cần biết về các phương pháp hỗ trợ điều trị Parkinson
Run tay chân là bị run vô căn hay bệnh Parkinson?
Bệnh nhân Alzheimer cần ăn nhiều nấm
9 cách vượt qua cơn cứng cơ bắp khi bị Parkinson
Parkinson là bệnh lý liên quan đến hệ thống thần kinh bị rối loạn do thoái hóa. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng tình trạng run cánh tay và chân... không kiểm soát được.
Theo dữ liệu của Viện Sức khoẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), nước này hiện có khoảng 1 triệu người sống chung với bệnh Parkinson và khoảng 60.000 trường hợp mắc mới được chẩn đoán mỗi năm. Trong khi đó, thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson lại đang có xu hướng giảm hiệu quả theo thời gian. Hơn nữa, khi sử dụng thuốc, chúng còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho người bệnh. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp điều trị thay thế hiệu quả mà không phải sử dụng thuốc rất cấp thiết.
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Trường Y khoa Feinberg ở Chicago và Đại học Colorado ở Denver (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, tập thể dục cường độ cao có lợi cho những người đang ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, vì nó có thể làm giảm sự tiến triển của các triệu chứng liên quan đến khả năng vận động.
Cụ thể, các nhà khoa học đã lựa chọn 128 người trong độ tuổi từ 40 đến 80. Những người tham gia đến từ 3 tiểu bang của Hoa Kỳ, bao gồm Colorado, Illinois và Pennsylvania. Tất cả đều được chẩn đoán đang ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson và không dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào trước khi nghiên cứu bắt đầu.
Các nhà khoa học đã so sánh hiệu quả của việc không tập thể dục, tập thể dục cường độ vừa phải và tập thể dục cường độ cao ở những người tham gia. Chi tiết hơn, họ đã phân những người tham gia thành 3 nhóm: Một nhóm không tập thể dục, một nhóm được yêu cầu tập thể dục 3 lần/tuần ở cường độ vừa phải (nhịp tim tối đa 60 - 65%) và một nhóm tập thể dục 3 lần/tuần, ở cường độ cao (nhịp tim tối đa 80 - 85%) trong vòng 6 tháng. Tất cả những người tham gia hoạt động thể chất đều chạy trên máy chạy bộ.
Các nhà khoa học sau đó đo lường mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng Parkinson theo thang điểm từ 0 đến 108. Điểm số cao hơn chỉ ra mức độ triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.
Trước khi bắt đầu tiến hành thử nghiệm, thang điểm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng Parkinson ở tất cả những người tham gia đo được là 20. Tuy nhiên, sau 6 tháng, trong khi những người tham gia tập thể dục cường độ cao vẫn tiếp tục đạt được số điểm 20, những người tập thể dục cường độ vừa phải có triệu chứng nghiêm trọng hơn, với mức điểm cao hơn 1,5 lần. Đặc biệt, ở những người không tập thể dục, điểm số này là cao nhất.
M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)
Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện chứa Thiên ma, Câu đằng giúp làm giảm các chứng run, cứng cơ bắp, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Parkinson.
Bình luận của bạn