Tổn thương buồng trứng: Hoạt động quá mức, cường độ cao, nắm tạ quá tải, nén bụng hay va chạm... khi tập thể dục có thể gây đau bụng dưới, thậm chí đau lan cả vùng bụng, nếu va chạm mạnh có thể bị tổn thương vỡ buồng trứng, tai nạn này thường xảy ra trong 10 - 18 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu các mạch máu ở buồng trứng không tự cầm sẽ gây ra tình trạng chảy máu trong ổ bụng, bệnh nhân sẽ phải mổ cấp cứu.
Lạc nội mạc tử cung: Vận động quá sức có thể khiến máu kinh chảy ngược vào trong khoang vùng chậu, gây ra lạc nội mạc tử cung. Các mảnh vỡ nội mạc tử cung có thể lưu lại trong buồng trứng, lâu dài hình thành u nang, gây viêm màng dạ con, triệu chứng đau bụng kinh tăng dần, nhưng nguy hiểm nhất khi vì lạc nội mạc tử cung mà dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.
Chấn thương bộ phận sinh dục: Hoạt động thể thao đôi khi cũng gây ra những chấn thương cho bộ phận sinh dục (chẳng hạn như yên xe đạp). Bạn có thể bị chấn thương nếu không cẩn thận trong lúc tập, tập sai động tác hay tập luyện quá sức. Đặc biệt, những va chạm xảy ra với “vùng kín” dễ bị tụ máu bộ phận sinh dục, thương tổn nghiêm trọng ở niệu đạo và âm vật, thậm chí là cả vùng chậu. Phần môi lớn nằm ở phía ngoài của vùng chậu là nơi tập trung nhiều tĩnh mạch, nếu xảy ra va chạm rất dễ dẫn đến vỡ mạch máu và tụ máu diện rộng.
Nên ngừng tập thể dục khi thấy mình có những dấu hiệu sau:
Cảm thấy chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, hơi thở ngắn... Vì đó là dấu hiệu cường độ tập của bạn quá cao khiến nhịp tim tăng quá mức thông thường.
Thấy ớn lạnh, nhức đầu, các cơ ê ẩm và nóng hừng hực... Khi các triệu chứng này xảy ra cùng lúc thì đó là cảnh báo cơ thể bạn đang suy yếu, cần phải điều hòa và nghỉ ngơi.
Khi bị chấn thương, cần ngừng việc tập luyện ngay. Tiếp đó là nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị cho đến khi hoàn toàn bình phục.
Tốt nhất là nên để cho cơ thể nghỉ ngơi trong kỳ kinh nguyệt và trở lại với tập luyện khi kỳ kinh kết thúc.
Bình luận của bạn