Lễ thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân tử vong vì COVID-19 tại tu viện Khánh An - Ảnh: Báo Giác Ngộ
Việt Nam đạt mốc tiêm chủng 100 triệu liều vaccine COVID-19
Thủ tướng: 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phòng chống dịch COVID-19
Quân đội hỗ trợ các tỉnh, thành phía Nam trong đại dịch
Quân đội tăng cường hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh phía Nam dập dịch COVID-19
Theo kế hoạch, Lễ Tưởng niệm sẽ được tổ chức vào tối ngày 19/11 tại điểm cầu TP.HCM và điểm cầu TP Hà Nội. Lễ Tưởng niệm được truyền hình trực tiếp trên kênh sóng Đài Truyền hình Việt Nam, tiếp sóng trên Đài Truyền hình TP.HCM và các kênh, đài truyền hình khác của Trung ương và các địa phương.
Cùng với việc tổ chức Lễ Tưởng niệm tại hai điểm cầu, tại các đơn vị cấp quận, huyện của TP.HCM và các địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh… (nơi có nhiều người dân tử vong và có nhiều con em là cán bộ, chiến sỹ hy sinh vì dịch bệnh), có thể lựa chọn hình thức phù hợp để đồng loạt hưởng ứng chương trình.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng đã đề nghị các tổ chức tôn giáo có hoạt động phù hợp với nghi thức của mỗi tôn giáo để tổ chức tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ hy sinh vì dịch bệnh COVID-19 vào cùng thời điểm tổ chức lễ tưởng niệm.
Được biết, sáng nay (18/11), TP.HCM đã tổ chức Đại Lễ Cầu siêu với khoảng 200 phật tử, đại diện các quận huyện có mặt tại Việt Nam Quốc Tự. Thành phố cũng kêu gọi tất cả cán bộ và người dân trên địa bàn TP.HCM cùng tham gia nghi thức tưởng niệm vào 20h30 ngày 19/11 với hình thức tắt đèn và thắp nến tại các khu vực công cộng, đường đi bộ, công viên, khu dân cư, căn hộ, khách sạn, văn phòng, nhà dân... Cùng thời điểm, các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ,…) trên địa bàn được vận động cùng đánh chuông tưởng niệm và các chủ tàu, thuyền, sà lan,… đang lưu đậu tại các khu vực cảng được vận động đồng loạt kéo còi tưởng niệm.
Thành ủy Cần Thơ cũng đã yêu cầu các đơn vị quận ủy, huyện ủy, các ban Đảng, sở ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, tổ chức các hoạt động tưởng niệm thiết thực, phù hợp để cùng hưởng ứng chương trình lễ tưởng niệm do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TPHCM tổ chức. UBND TP Cần Thơ chỉ đạo dừng tổ chức và phát thanh, truyền hình các sự kiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí trong thời điểm tổ chức lễ tưởng niệm; chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ ưu tiên tiếp sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam về chương trình lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19.
Tỉnh Bình Dương cũng sẽ tạm dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí trong thời điểm tổ chức Lễ tưởng niệm; thay đổi nội dung quảng cáo trên hệ thống bảng điện tử tại các trục lộ, tuyến đường trong tỉnh sang nội dung Lễ tưởng niệm, từ 19h đến 21h ngày 19/11; nhắn tin thông điệp của Lễ tưởng niệm qua thuê bao di động của người dân toàn tỉnh. Các gia đình trên toàn tỉnh Bình Dương sẽ đồng loạt tắt điện, thắp hương, thắp nến tưởng niệm đồng bào qua đời vì COVID-19 từ 20h ngày 19/11. Tại Chùa Hội An (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một) sẽ tổ chức Lễ cầu siêu và thắp 2.600 ngọn nến tưởng niệm. Tại Nhà thờ Thánh Giuse (phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một) sẽ tổ chức Lễ cầu nguyện và rung chuông tưởng niệm. Các chùa, nhà thờ, cơ sở thờ tự của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh hưởng ứng tổ chức các hoạt động tưởng niệm với nghi thức truyền thống của mỗi tôn giáo.
Với Hà Nội, UBND thành phố đã giao các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn tắt đèn, thắp nến để tưởng niệm. Các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ...) được vận động thỉnh chuông vào 20h30 ngày 19/11. Trong thời gian tưởng niệm, Thủ đô dừng tất cả hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí.
Tính đến hết ngày 16/11, Việt Nam đã có hơn 23.000 người mất vì đại dịch COVID-19, TP.HCM là địa phương có số ca tử vong cao nhất cả nước với hơn 17.200 người.
Bình luận của bạn