Những phương pháp đơn giản này sẽ giúp bạn có gót chân mịn màng mà không cần tới spa.
5 biện pháp tự nhiên trị nứt nẻ gót chân tại nhà
Nguyên nhân nào khiến bạn bị gót chân đau vào buổi sáng?
Tự tẩy da chết tại nhà: Cẩn thận khi dùng 4 nguyên liệu sau
Tẩy da chết body tại nhà cực kỳ đơn giản với nguyên liệu có sẵn trong bếp
Trong trường hợp lớp da chết dưới chân gây đau nhức do luyện tập với cường độ nặng hoặc do viêm nhiễm, hãy đến gặp bác sỹ để được chữa trị. Nếu gót chân chỉ bong tróc và không gây đau, bạn có thể thử các phương pháp sau để loại bỏ lớp da xấu xí ấy.
Dùng đá bọt hoặc đá kỳ tự nhiên
Đá bọt hoặc đá cuội có thể giúp tẩy tế bào chết hiệu quả
Đá bọt (pumice stone) là loại đá nham thạch tự nhiên có thể giúp loại bỏ da chết và vết chai sần ở chân bạn. Hiện nay, nhiều loại dụng cụ chà chân làm từ đá bọt có thể được tìm thấy trên các trang thương mại điện tử. Bạn có thể thay thế đá bọt bằng đá cuội hoặc các loại đá kỳ tự nhiên có sẵn tại nhà.
Các bước thực hiện:
- Ngâm đá bọt vào nước ấm. Bạn cũng có thể ngâm chân 10 phút trong nước ấm để làm mềm chúng
- Nhẹ nhàng chà sát lòng bàn chân với viên đá bọt hoặc dụng cụ để loại bỏ tế bào chết. Chỉ nên loại bỏ phần da bong tróc bên trên, để lớp da non có thể phát triển
- Thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng để làm mềm da bàn chân.
Lưu ý: Không dùng đá bọt trên vùng da bị viêm hoặc bị thương.
Sáp nến
Parafin giúp làm mịn màng da dưới gót chân
Parafin, thường được gọi là sáp nến, là chế phẩm của dầu mỏ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và y học. Parafin được sử dụng để làm đẹp là sáp mềm và nóng chảy ở khoảng 51 độ C. Do vậy, loại sáp này không đủ nóng để làm bỏng hay gây khó chịu trên da bạn bạn.
Bạn có thể đun chảy sáp trong một chiếc nồi nhỏ rồi đổ ra một chiếc chậu vừa phải. Trong quá trình tẩy da chết bằng parafin, bạn sẽ nhúng chân vào sáp nhiều lần. Khi trên chân đã có vài lớp sáp, hãy bọc bàn chân lại bằng màng bọc thực phẩm.
Sau khi lớp sáp cứng lại, bạn có thể bóc nó ra cùng da chết trên chân. Liệu pháp này sẽ giúp da bàn chân mềm mại hơn. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi nhiệt độ của dung dịch sáp bằng nhiệt kế, tránh gây bỏng.
Những trường hợp sau không nên dùng parafin:
- Người có tuần hoàn máu kém
- Trên chân có phát ban hoặc có vết thương hở
- Chân mất cảm giác do bệnh đái tháo đường
Hỗn hợp tẩy da chết dành cho chân
Các sản phẩm tẩy da chết dành cho bàn chân được bán tại nhiều hiệu thuốc và các trang thương mại điện tử. Bạn nên tìm sản phẩm có chứa các hạt nhỏ giúp chà xát và loại bỏ tế bào chết trên da.
Bạn cũng có thể tự làm hỗn hợp tẩy da chết bằng cách trộn muối biển với dầu mát xa dành cho trẻ em (baby oil) và nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1:1.
Cách sử dụng tẩy da chết: Thoa hỗn hợp trực tiếp lên chân và chà xát nhẹ nhàng bằng lòng bàn tay. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc bàn chải chuyên dụng hoặc bông tắm để loại bỏ da chết. Xả sạch hỗn hợp bằng nước ấm sau khi sử dụng.
Tẩy da chết bằng yến mạch
Bạn có thể dùng yến mạch để làm hỗn hợp tẩy da chết tại nhà.
Các bước thực hiện:
- Trộn yến mạch với nước hoa hồng hoặc sữa theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp
- Thoa hỗn hợp lên chân và để nguyên trong 20 đến 30 phút
- Dùng bàn chải để tẩy tế bào chết
- Xả sạch bằng nước lạnh và để chân khô
- Bôi kem dưỡng cho chân.
Thực hiện phương pháp này hai ngày một lần để được kết quả tốt nhất.
Ngâm hoặc tẩy da chết với muối Epsom
Muối Epsom có tác dụng thải độc và chữa lành vùng da bong tróc dưới bàn chân
Muối Epsom là tên gọi khác của muối magne sulfate. Bạn có thể ngâm chân trong dung dịch muối Epsom và thư giãn trong tối đa 20 phút. Dung dịch này giúp tẩy tế bào chết và làm bàn chân khô nẻ trở nên mịn màng hơn.
Để làm hỗn hợp tẩy da chết bằng muối Epsom, trộn khoảng một nắm muối với 1 thìa dầu olive. Cho hỗn hợp lên tay hoặc bông tắm. Nhẹ nhàng chà xát hỗn hợp trên da ẩm để tẩy tế bào chết, sau đó xả sạch với nước.
Lưu ý: Muối Epsom hoàn toàn khác với muối ăn, do đó bạn nên dùng lượng muối vừa phải và hòa tan hoàn toàn muối trước khi ngâm chân. Không dùng xà phòng khi đã sử dụng muối Epsom, vì chúng sẽ phản ứng hóa học với nhau và tạo ra cặn trong nước.
Ngâm chân với giấm
Nước ngâm bằng giấm có thể giúp làm mềm chân và cho phép bạn loại bỏ phần da chết, da khô hoặc nứt nẻ.
Bạn có thể dùng bất cứ loại dấm nào, từ dấm táo đến dấm trắng.
Hãy dùng nước lạnh để pha nước ngâm chân, vì nước nóng sẽ làm da thêm khô. Pha dấm và nước theo tỉ lệ 1:2, ngâm chân khoảng 5-10 phút trong dung dịch.
Sau khi ngâm chân, bạn có thể dùng đá kỳ tự nhiên để loại bỏ tế bào chết ở lòng bàn chân. Cuối cùng, thoa kem dưỡng ẩm, vaseline hoặc dầu dừa lên chân để khóa lại độ ẩm trên da.
Lưu ý: Chỉ thực hiện phương pháp này 1-2 lần/tuần vì dấm có thể gây khô da.
Bình luận của bạn