Thần thái có luyện được không?

Thần thái có 50% là tự thân và 50% nhờ rèn luyện

Trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ bị bệnh tim mạch: Phải làm gì?

7 mẹo đơn giản để có ly sinh tố lành mạnh hơn

Trả lời câu hỏi: Ăn gì để giảm rối loạn lo âu?

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và hội chứng ống cổ tay

Như bài viết Thần thái là gì?, tác giả đã lý giải, “thần thái” là những biểu hiện nói chung, có cả tốt cả xấu thì “phong thái” lại là những nét đặc trưng và “thường là tốt đẹp” của một cá nhân. Nhưng trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn đến cách luyện thần thái vì phong cách phải có tâm tốt.
Phải biết rằng, nhiều người có tâm địa xấu nhưng lại biết giấu cảm xúc tồi nhờ có thần thái giả khá thành công?
Vậy, luyện thần thái cần những yếu tố gì?
Trước hết, bạn cần phải có tâm lý tự tin để diễn sao cho thoải mái, tự nhiên, giống thật. Muốn vậy, bạn phải xóa bỏ được cảm giác sợ hãi, hồi hộp mà bị lú, bị quên trước khi thể hiện trước đám đông. Một mẹo nhỏ là đây: Hãy tưởng tượng bạn là một giáo viên hay diễn viên, còn đám đông chỉ là đám học trò hay khán giả nhí, dù họ có là nhân vật nổi tiếng hay, giáo sư, tiến sỹ. Hãy nhủ thầm giống Bác Hồ khi thử micro: “Hỡi đồng bào, có nghe rõ tôi nói không”?
Tất nhiên, bạn cũng sẽ phải tập một số biểu cảm về giọng nói, vẻ mặt, nụ cười, ngôn ngữ thân thể,… trước gương. Giọng nói phải rõ lời, trầm bổng tùy theo hoàn cảnh thực tế. Vẻ mặt vui thì cơ mặt giãn, mắt dướn mày một cách vừa phải, miệng hé mở khi cười, nếu thành tiếng thì tốt. Ngôn ngữ thân thể gồm toàn thân, từ đầu đến tay, chân, cột sống chậm rãi, ôn hòa. Bạn có thể tập hát karaoke cho đến khi tự cảm thấy hài lòng. Hát karaoke có thể chữa được bệnh cà lăm nữa nhé!
Như vậy, chỉ cần có tâm lý tự tin và tập diễn, rồi hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện trước đám đông, bạn có thể tự hoàn thiện thần thái của mình. Nếu bạn tham gia các lớp diễn xuất trước đám đông thì kết quả sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn bởi các kỹ thuật trình diễn sẽ cụ thể và chi tiết hơn. 
Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra sự giả tạo của người khác thông qua sự không ăn khớp giữa lời nói với hành động thông qua ánh mắt. Mắt là cửa sổ tâm hồn, cho nên ánh mắt sáng tối, vui buồn,… khó có thể giấu? Tương tự, tiếng cười cũng vậy?
Chốt lại, tạm có thơ rằng:
Thần thái tức là rất tự tin
Có sao trình vậy thật chân tình
Khi buồn muốn khóc đừng câm lặng
Lúc sướng thích la chớ nín thinh
Giữa chỗ rừng người không khách khí
Trước nơi đám quỷ cứ bình sinh
Tự tại, hồn nhiên như con trẻ
Ai ghét mặc ai diễn một mình
Chí Thiện
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết