Việt Nam tròn 1 năm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Ngày 8/3, số mắc COVID-19 tăng lên 162.435 ca

Làm thế nào để lấy lại vị giác, khứu giác hậu COVID-19?

Phát động chiến dịch 'Hành trình an toàn' phòng, chống COVID-19

"Tháp 3 tầng" chăm sóc hậu COVID-19 của TP.HCM

Vì sao vẫn chưa thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu?

bantin08

Ngày 8/3, số ca mắc COVID-19 ghi nhận lên tới 162.435 ca, cao gấp đôi số ca được công bố khỏi bệnh trong ngày. Riêng Hà Nội ghi nhận hơn 32.000 F0 mới trong vòng 24 giờ qua.  

Kể từ mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được tiêm cho cán bộ tuyến đầu chống dịch tại Hải Dương vào sáng ngày 8/3/2021, đến hôm nay, Việt Nam đã tiêm gần 198,3 triệu liều vaccine và trở thành 1 trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới. Điều đáng nói, tại thời điểm đó, nguồn cung vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu còn rất hạn chế. Để có thể có vaccine sớm nhất, tiêm diện rộng cho người dân, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã rất tích cực thúc đẩy đàm phán, trao đổi để có thể nhập khẩu vaccine từ các nguồn khác nhau, cùng việc khẩn trương đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vaccine trong nước. Trong thời gian tới, nước ta triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi và đang nghiên cứu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4.

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Theo đó, tất cả trẻ từ 5-11 tuổi hiện đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh Long An không phân biệt có hay không có hộ khẩu sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19. Việc tổ chức tiêm tránh thời gian các em thi học kỳ hay thi giữa học kỳ để vẫn bảo đảm việc học tập của các em.

Theo đánh giá cấp độ dịch từ ngày 28/2 đến ngày 6/3 tại TP.HCM, số đơn vị cấp xã là “vùng cam” đã giảm hẳn so với tuần trước. Hiện thành phố chỉ còn 4 xã, phường ở cấp độ dịch 3, không có đơn vị nào ở cấp độ 4. Sở Y tế TP.HCM nhận định, số ca mắc mới và chuyển nặng có dấu hiệu tăng nhẹ so với thời điểm trước, tuy nhiên số ca tử vong ở thành phố vẫn giảm sâu.

Theo Thanh Niên, chiều 8/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - Ban vận động, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức buổi tiếp nhận thực hiện chương trình tặng 200.000 viên thuốc Molnupiravir cho người nghèo mắc COVID-19 điều trị tại nhà trên cả nước do Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu tài trợ. Chương trình dự kiến bắt đầu từ ngày mai (9/3) trên toàn quốc. TP.HCM là địa phương đầu tiên thực hiện.

Theo Tuổi Trẻ, UBND TP.HCM vừa văn bản khẩn về việc triển khai đợt cao điểm chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao. Theo đó, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để cập nhật danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi có kèm bệnh nền). Văn bản của UBND TP yêu cầu tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao đảm bảo giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn