Thông điệp cuối năm: WHO kêu gọi hiệp định đại dịch vào năm 2024

Theo Tổng Giám đốc WHO, năm 2023 đánh dấu một bước ngoặt trong việc chống lại những thách thức lớn về sức khỏe - Ảnh: Reuters

COP28: Gần 200 nước thông qua thỏa thuận lịch sử về nhiên liệu hóa thạch

COP28 "nóng" vì nhiên liệu hóa thạch

CDC Hoa Kỳ đồng hành cùng ngành y tế Việt Nam chuẩn bị cho “đại dịch tiếp theo”

Bùng phát virus Nipah ở Ấn Độ, WHO cảnh báo về đại dịch tiếp theo

Theo AFP, trong thông điệp cuối năm, Người đứng đầu WHO cho biết, năm 2023 đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc chống lại những thách thức lớn về sức khỏe nhưng cũng mang đến “những đau khổ to lớn vốn có thể tránh được”.

Ông Tedros kêu gọi tăng cường các nỗ lực cứu trợ cho Dải Gaza và kêu gọi các quốc gia ký kết một hiệp định đại dịch để khắc phục những "lỗ hổng" đã bộc lộ trong đại dịch COVID-19. Ông cũng là người đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với COVID-19 vào tháng 5. “Điều này đánh dấu một bước ngoặt đối với thế giới sau ba năm khủng hoảng, đau đớn và mất mát đối với người dân khắp nơi”, ông Tedros nói. “Tôi vui mừng khi thấy cuộc sống đã trở lại bình thường”.

Ông Tedros cho biết sau 10 tháng, WHO cũng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tương tự đối với Mpox (bệnh đậu mùa khỉ) vào tháng 5 năm 2023, đồng thời phê duyệt vaccine mới cho bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm màng não.

Trong khi đó, một số nước như: Azerbaijan, Belize và Tajikistan cũng đã được tuyên bố không còn bệnh sốt rét.

Tổng Giám đốc WHO lưu ý rằng, tác động sức khỏe của biến đổi khí hậu đã được nêu bật tại COP28, hội nghị khí hậu thường niên mới nhất của Liên Hợp Quốc mới được tổ chức vào đầu tháng này ở Dubai. Tuy nhiên, “năm 2023 cũng là một năm của những đau khổ và mối đe dọa to lớn và có thể tránh được đối với sức khỏe”, ông Tedros nói thêm.

Thống kê của WHO cho thấy, hiện số ca mắc bệnh sốt xuất huyết được báo cáo trên toàn cầu đã tăng gấp 10 lần so với năm 2000 - Ảnh: AP

Thống kê của WHO cho thấy, hiện số ca mắc bệnh sốt xuất huyết được báo cáo trên toàn cầu đã tăng gấp 10 lần so với năm 2000 - Ảnh: AP

Bên cạnh đó, sự bùng phát trở lại của bệnh tả, với số lượng kỷ lục hơn 40 đợt bùng phát trên toàn thế giới, cũng là “đặc biệt đáng lo ngại”.

Ngoài ra, ông Tedros cho rằng về mặt chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp, thế giới vẫn còn những "lỗ hổng" trong khả năng sẵn sàng ngăn chặn đại dịch tiếp theo. Tuy nhiên người đứng đầu WHO lạc quan rằng năm 2024 sẽ “mang đến một cơ hội để giải quyết những khoảng trống này” khi các nước đang đàm phán hiệp định toàn cầu đầu tiên về các mối đe dọa của đại dịch. “Hiệp định đại dịch đang được thiết kế để thu hẹp khoảng cách trong việc phối hợp, hợp tác và công bằng toàn cầu” - ông Tedros cho hay.

 
Hiệp Nguyễn (Theo AFP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin