Aspartame thường được dùng thay thế đường, có mặt trong nhiều loại đồ uống "ăn kiêng"
WHO cảnh báo về mối đe dọa toàn cầu do các loại siro ho nhiễm độc
WHO khuyến cáo 3 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh
WHO khuyến cáo không dùng chất làm ngọt nhân tạo để làm giảm cân
WHO cảnh báo về nguy cơ thảm họa sinh học ở Sudan
7 quan niệm sai lầm phổ biến về chăm sóc da
Người bệnh tim mạch có nên dùng đường ăn kiêng erythritol?
Phân loại aspartame là chất có thể gây ung thư
Theo Reuters, ngày 14/7, chất tạo ngọt aspartame lần đầu tiên được Cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách "tác nhân có thể gây ung thư với người". Nguyên liệu này còn còn được gọi là "đường ăn kiêng", xuất hiện phổ biến trong nước giải khát ăn kiêng, kẹo cao su không đường…
IARC và Ủy ban phối hợp về phụ gia thực phẩm của WHO và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc FAO (JECFA) đã tiến hành điều tra độc lập trước khi đồng thuận coi aspartame là chất có thể gây ung thư. IARC phân loại aspartame vào nhóm 2B - cấp độ cao thứ 3 trong số 4 cấp độ mà IARC dùng để phân loại những chất có thể gây ung thư.
Để xếp một nhân tố vào nhóm 2B, IARC thu thập những bằng chứng hạn chế nhưng chưa đủ thuyết phục ở người, hoặc mới có bằng chứng thuyết phục trong thí nghiệm động vật. Trong trường hợp của aspartame, IACR dựa trên 3 nghiên cứu trên người có thấy mối quan hệ giữa việc dùng đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo với ung thư tế bào gan. Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy khối u xuất hiện trên những con chuột ăn thực phẩm chứa aspartame. Cơ quan này cũng nhấn mạnh, nghiên cứu trên chuột còn nhiều hạn chế.
Theo hệ thống phân loại của IARC, nhóm 1 trong các nhân tố gây ung thư cho người là tia UV trong ánh nắng và khói thuốc lá. Nhóm 2A gồm các nhân tố có khả năng cao gây ung thư cho người như thịt đỏ, steroid. Lưu ý rằng, tiếp xúc và phơi nhiễm với các nhân tố này không có nghĩa là bạn sẽ mắc ung thư.
Các quan chức của WHO nhấn mạnh rằng, họ không khuyến nghị các công ty thu hồi sản phẩm hay ngăn người dân sử dụng aspartame.
Phán quyết gây nhiều tranh cãi
TS Francesco Branca - Giám đốc Ban Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm của WHO cho biết: "Chúng tôi chỉ khuyến nghị về việc sử dụng aspartame điều độ". WHO cũng trấn an người tiêu dùng rằng, liều lượng tối đa cho phép với aspartame là dưới 40mg trên 1kg trọng lượng cơ thể. Với mức độ này, một người trưởng thành nặng 70kg có thể uống đến 9-14 lon nước ngọt ăn kiêng mỗi ngày, nếu như họ không dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa aspartame nào khác.
Theo NBC News, IARC là cơ quan xếp loại aspartame là chất có thể gây ung thư. Nhưng do chưa có bằng chứng đủ sức kết luận, JECFA không đưa ra bất cứ thay đổi nào trong khuyến cáo sử dụng phụ gia này.
Nhiều tổ chức khác lại đánh giá các thông điệp mà WHO đưa ra về chất tạo ngọt aspartame là mâu thuẫn và thiếu tính thuyết phục. Không đồng tình với phán quyết của WHO, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho rằng, aspartame là một trong những phụ gia được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong sản xuất thực phẩm. Các nhà khoa học của FDA không lo ngại về mức độ an toàn khi aspartame được sử dụng trong các điều kiện được cho phép. FDA còn đưa ra mức giới hạn cao hơn: 50mg trên 1kg trọng lượng.
Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) bày tỏ quan điểm, cần thêm nhiều nghiên cứu mới có thể kết luận liệu aspartame có gây ung thư hay không và gây ung thư thế nào. TS William Dahut - Giám đốc khoa học của ACS, nhận định: "Chúng tôi khuyến nghị mọi người nên coi báo cáo của IARC hôm nay là lúc để nhìn lại thói quen sử dụng aspartame của mình. Đây cũng là cơ hội xem xét thói quen ăn uống nói chung, như ăn thịt đỏ, uống rượu – đây là những tác nhân đã được chứng minh tăng nguy cơ ung thư."
Động thái của các "ông lớn" ngành công nghiệp đồ uống
Aspartame còn được bán dưới dạng đường gói với những cái tên thương mại như Equal, Nutrasweet và Sugar Twin. Chất tạo ngọt này được nhà hóa học người Mỹ James Schlatter phát hiện vào năm 1965 và có độ ngọt gấp 200 lần đường. Từ đó tới nay, aspartame được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ uống ăn kiêng, đồ ăn cắt giảm calorie, kẹo cao su.
Theo Reuters, trước phán quyết của IARC, PepsiCo không có dự định thay đổi thành phần sản phẩm của mình. Công ty này từng loại bỏ aspartame khỏi thành phần nước ngọt ăn kiêng vào năm 2015, nhưng đã thêm lại ngay một năm sau đó. NBC News liên hệ với Coca-Cola nhưng chưa nhận được phản hồi.
Hiệp hội Đồ uống Hoa Kỳ (American Beverage) đánh giá cao quyết định của JECFA khi không thay đổi liều lượng giới hạn hàng ngày với aspartame. Cơ quan này nhận định, "IARC không phải cơ quan quản lý an toàn thực phẩm".
Hệ thống phân loại tác nhân gây ung thư của IARC là hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Các phán quyết của IARC thường để lại tác động rất lớn với ngành sản xuất thực phẩm lẫn các công ty dược phẩm.
Bình luận của bạn