Người bệnh béo phì có nguy cơ cao mắc về bệnh tim mạch
Nếu bạn không muốn béo phì, ung thư, hãy dừng ngay những việc này
Lật mặt 7 hóa chất gây tăng cân và bệnh béo phì
Trẻ béo phì, đái tháo đường type 2 dễ bị đau tim và đột quỵ
Tìm ra "thủ phạm” chính gây thừa cân, béo phì: Kháng Leptin
Tăng huyết áp
Trong thực tế, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở những người béo phì cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Nguyên nhân là do mỡ trong cơ thể người bệnh béo phì tăng lên nhiều khiến lượng tuần hoàn máu tăng, làm tăng lực cản ngoại vi của động mạch nhỏ, buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đập của tim đảm bảo cung cấp máu cho cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch nhỏ làm tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, lượng natri tích tụ trong cơ thể người béo phì làm tăng lượng tuần hoàn máu từ đó cũng có thể gây tăng huyết áp.
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường)
Các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng insulin ở người mắc chứng thừa cân, béo phì thấp hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh, có trọng lượng cơ thể bình thường. Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng huyết áp ở mức ổn định, nếu hàm lượng bị suy giảm nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường ở người béo phì.
Bệnh đái tháo đường và tim mạch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đường huyết càng cao thì thời gian mắc bệnh đái tháo đường càng lâu, rủi ro mắc các biến chứng tim mạch lớn và một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân đái tháo đường là bệnh tim và đột quỵ.
Tăng khả năng đột quỵ
Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Người có BMI chỉ số lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Còn đối với những trường hợp BMI dưới 30 sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: Đái tháo đường type 2, mỡ máu, tăng huyết áp… Tất cả những vấn đề này đều có nguy cơ gây ra đột quỵ, rất nguy hiểm.
Cách tính chỉ số khối cơ thể lý tưởng
Để biết có thừa cân hay không, bạn hãy xác định chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể giúp xác định một người thừa cân, nhẹ cân hay bình thường). Công thức tính BMI đơn giản: BMI = Cân nặng (trọng lượng tính bằng kg) chia cho (chiều cao nhân chiều cao (chiều cao cơ thể tính bằng m)).
Chỉ số BMI lý tưởng là từ 18,5 - 25. Chỉ số BMI từ 25 - 29,9 xếp vào nhóm thừa cân và chỉ số BMI từ 30 trở lên xếp vào nhóm béo phì. Trong số những người bị béo phì, được phân loại như sau với những người có chỉ số BMI từ 35 trở lên được phân loại là bị béo phì nghiêm trọng và những người có chỉ số BMI trên 40 là bị béo phì cực độ.
Cách ngăn ngừa béo phì
- Chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt... Tránh xa những thực phẩm nhiều đường, chất béo, đường bột như khoai tây chiên, đồ chiên rán và đồ ăn chế biến sẵn.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế đồ uống có gas: Loại đồ uống này chứa nhiều đường nên dễ khiến bạn tăng cân không kiểm soát.
- Thường xuyên tập thể dục: Một số môn thể thao có tác dụng giảm cân tốt nhất bạn có thể tham khảo như chạy bộ, tập võ, bơi lội, đạp xe…
Bình luận của bạn