Postbiotics có vai trò quan trọng trong hệ vi khuẩn đường ruột
Postbiotics bảo vệ người béo phì khỏi đái tháo đường
7 điều cần biết trước khi bổ sung probiotics
Bổ sung chất xơ prebiotics có lợi cho trẻ thừa cân, béo phì
10 mẹo ăn uống để cải thiện vi khuẩn trong ruột
Postbiotics là gì?
Postbiotics là những sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất probiotics hay còn gọi là quá trình lên men vi khuẩn probiotics. Khi probiotics ăn một số loại phân tử xơ, chúng “thải ra” một sản phẩm được gọi là postbiotics. Hệ vi sinh vật (microbiota) giải phóng postbiotics một cách tự nhiên, do đó nó giúp điều chỉnh các thành phần của microbiome. Microbiome là hệ sinh thái gồm hàng trăm ngàn tỷ vi sinh vật gồm vi khuẩn, virus, nấm, động vật nguyên sinh… đang sinh sống và bao phủ mọi ngóc ngách cơ thể.
Còn hơn là một chất thải, postbiotics đóng một vai trò thiết yếu cho sức khỏe đường ruột
Theo Postbiotica, một tổ chức liên kết với Đại học Milan (Italia): “Hầu hết các hoạt động điều hòa miễn dịch của vi khuẩn có liên quan đến các chất chuyển hóa của chúng”. Các lợi ích của postbiotics liên quan đến việc giúp điều trị:
- Các bệnh viêm, bao gồm viêm ruột (IBD) hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Tác dụng phụ do béo phì.
- Phản ứng dị ứng, như viêm da hoặc viêm kết mạc.
- Các vấn đề liên quan đến ruột như hội chứng ruột bị rò hoặc sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non (SIBO)
- Đau khớp do viêm.
- Tiền đái tháo đường và đái tháo đường.
- Các vấn đề về mắt, bao gồm viêm kết mạc dị ứng.
- Tác dụng phụ do tiếp xúc với chất kích thích môi trường.
- Các vấn đề về da, bao gồm mụn trứng cá hoặc eczema (bệnh chàm).
- Sử dụng trong thú y.
Mặc dù vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu xem chính xác sự đóng góp của postbiotics trong sự cân bằng nội môi, chúng dường như giúp điều chỉnh microbiota thông qua các hoạt động chống gây bệnh (anti-pathogenic) và hỗ trợ tăng trưởng các lợi khuẩn. Chúng cũng giúp hệ miễn dịch thích ứng với những thay đổi trong vi khuẩn đường ruột bằng cách có những tác động điều tiết.
Các nhà nghiên cứu tại Probiotica giải thích rằng, so với dùng probiotics, sử dụng postbiotics có thể có những lợi thế nhất định. Bởi chúng không chứa bất kỳ thành phần vi khuẩn gây hại nào, có độ an toàn cao, không đòi hỏi sự phát triển của vi khuẩn hoặc sự lưu trú trong vật chủ (người dùng sản phẩm), chúng có thể được sử dụng với nồng độ thấp hơn và có thể chứa một lượng lớn các thành phần hoạt tính.
Các loại postbiotics
- Các acid béo chuỗi ngắn, chẳng hạn như acetate, butyrate và propionate. Chúng được sản xuất bằng cách lên men carbohydrate không được tiêu hóa trong ruột. Những acid béo này cung cấp nguồn năng lượng chính cho đại tràng, đóng một vai trò trong sự phát triển sự khác biệt của đường ruột. Chúng ảnh hưởng tới nhiều quá trình trao đổi chất.
- Các phân tử phức tạp (Lipopolysaccharides), bao gồm polysaccharide A và exopolysaccharide.
- Muramyl dipeptit.
- Indole (có nguồn gốc từ tryptophan).
- Acid teichoic
- Lactocepin
- Phân tử p40
Sự kết nối giữa prebiotics, probiotics và postbiotics
Có hàng tỷ vi khuẩn trong ruột tạo nên microbiome và có 3 loại chính của các thành phần vi khuẩn/chất giúp giữ cho microbiome cân bằng, bao gồm: Prebiotics, probiotics và postbiotics.
Các vi khuẩn tạo thành microbiome có khả năng đưa các tín hiệu viêm đến não và các nơi khác trong cơ thể; Nó thay đổi cách tiêu hóa thức ăn, cách sản sinh ra hormone; Cách insulin làm giảm glucose trong máu và nhiều chức năng khác. Khi mầm bệnh xâm chiếm microbiome, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột (dysbiosis) sẽ xảy ra. Điều này liên quan đến các vấn đề như tiêu chảy, dị ứng, IBS hoặc IBD và nhiều bệnh khác. Thường, những vấn đề này có thể được điều trị bằng thuốc, bao gồm: Thuốc chống viêm hoặc thuốc điều biến miễn dịch. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các phản ứng phụ.
Prebiotics là chất xơ hòa tan được tìm thấy trong một số carbohydrate nhất định không bị tiêu hóa trong ruột non, đặc biệt là tinh bột. Vai trò chính của prebiotics là nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng cho probiotics.
Các loại prebiotics phổ biến bao gồm: Oligosaccharides, arabinogalactans, fructooligosaccharides và inulin. Các nguồn thực phẩm giàu prebiotics là: Tỏi sống, atisô, bồ công anh, hành tươi, măng tây tươi, chuối chưa chín hẳn…
Probiotics có thể cung cấp dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm thông thường (bao gồm cả sữa chua, kefir, kimchi..). Probiotics có nhiều vai trò, đặc biệt là thúc đẩy tiêu hóa, điều hòa viêm, tạo ra các gốc oxy tự do, điều hòa thúc đẩy quá trình chết rụng tế bào (apoptosis), giúp sản xuất hormone và chất dẫn truyền thần kinh.
Sự kết hợp của probiotics và prebiotics được gọi là synbiotics mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bình luận của bạn