- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Cá hồi hun khói (xông khói) có phải thực phẩm tốt cho bà bầu?
Bí quyết giúp con khỏe đẹp, thông minh ngay từ trong bụng mẹ
Dưỡng da cho bà bầu – những điều cần lưu ý
5 thức uống cực tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi
Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu thế nào cho đúng cách?
Các loại cá hồi hun khói
Cá hồi rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi như i-ốt, vitamin B12 và D. Đáng chú ý, cá hồi là loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp nên sẽ giảm nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn cho bào thai.
Cá hồi hun khói được phân loại: cá hồi hun khói lạnh và cá hồi hun khói nóng. Cụ thể:
Hun khói lạnh không nhằm mục đích làm chín nên vẫn giữ nguyên kết cấu của miếng cá hồi tươi
- Hun khói lạnh: Cá hồi được xử lý khô và hun khói ở nhiệt độ là 21-32 độ C (70-90 độ F). Cá hồi hun khói lạnh không chín hoàn toàn, nên nó vẫn giữ được màu sắc hấp dẫn, độ mềm và hương vị đậm đà.
- Hun khói nóng: Cá hồi được xử lý bằng nước muối và hun khói ở nhiệt độ là 49 độ C (120 độ F) cho đến khi nhiệt độ bên trong của nó đạt 57 độ C (135 độ F) hoặc cao hơn. Bởi vì cá hồi hun khói nóng chín hoàn toàn, nên kết cấu thịt chắc và đậm vị khói.
Bà bầu ăn cá hồi hun khói có an toàn cho thai nhi?
Nhìn chung, cá hồi hun khói lạnh được hun khói ở nhiệt độ thấp, không chín hoàn toàn. Còn cá hồi hun khói nóng được hun khói ở nhiệt độ cao hơn và thường chín hoàn toàn. Do đó, khi phụ nữ mang thai ăn cá hồi hun khói lạnh sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ về sức khỏe như:
Nguy cơ cao nhiễm khuẩn listeria
Trực khuẩn gây bệnh listeria là vi khuẩn gram dương, hiếu kỵ khí tùy tiện, có khả năng di động. Vi khuẩn listeria có trong nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc thực phẩm chưa được nấu chín, thực phẩm sống. Do đó, phụ nữ mang thai ăn cá hồi hun khói lạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria cao gấp 18 lần so với người bình thường.
Bà bầu dễ bị nhiễm khuẩn liseria khi ăn cá hồi sống, cá hồi hun khói lạnh chưa được nấu chín hoàn toàn
Phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn liseria có thể bao gồm các triệu chứng như cúm, sốt, mệt mỏi và đau cơ. Bà bầu mắc bệnh có thể lây truyền sang thai nhi qua nhau thai gây sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, viêm màng não, sảy thai và thậm chí khiến thai nhi tử vong. Vì vậy, bà bầu nên ăn cá hồi hun khói nóng ở nhiệt độ 74 độ C để đảm bảo vi khuẩn listeria đã bị tiêu diệt.
Có thể gây ra giun ký sinh
Ăn cá hồi sống hoặc nấu chưa chín cũng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Một trong những ký sinh trùng phổ biến nhất trong cá hồi sống hoặc chưa nấu chín là sán dây. Sán dây có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy và giảm cân đột ngột. Điều này có thể khiến bà bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và tắc nghẽn đường ruột.
Cách tốt nhất để tiêu diệt ký sinh trùng như sán dây trong cá hồi là làm lạnh cá ở nhiệt độ -35 độ C (-31 độ F) trong 15 giờ hoặc đun nóng cá cho đến khi nhiệt độ bên trong đạt 63 độ C (145 độ F).
Hàm lượng natri cao
Do công đoạn sơ chế nên cá hồi hun khói có hàm lượng natri cao. Thông thường, trong 100g cá hồi hun khói có chứa đến 600-1.200mg natri. Trong khi, lượng natri khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là <2.000mg/ngày.
Bà bầu có thể ăn cá hồi hun khói nóng, nhưng ở mức độ vừa phải để hạn chế tiêu thụ nhiều natri
Chế độ ăn nhiều natri khi mang thai dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật. Cả hai vấn đề này đều gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
Tóm lại, cá hồi xông khói rất bổ dưỡng, nhưng phụ nữ mang thai cần tránh ăn cá hồi hun khói lạnh. Cá hồi chưa chín hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi.
Bình luận của bạn