Thuốc kháng chống co thắt, ức chế có thể gây mất trí ở người cao tuổi?

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng cholinergic

Tìm cách ngăn tiết mồ hôi và khử mùi vùng nách cho dân kinh doanh

Vì sao phụ nữ mang thai hay bị đổ mồ hôi đêm?

Chìa khóa vàng để ngăn tiết mồ hôi và khử mùi hôi vùng nách hiệu quả

Nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi đêm

Thuốc kháng cholinergic là gì?

Đây là nhóm thuốc ức chế tác động của acetylcholin thông qua thụ thể muscarinic và có phổ tác dụng rộng. Các thuốc có đặc tính kháng cholinergic bao gồm: Thuốc chống nôn (Promethazin), thuốc điều trị Parkinson (Benztropine), thuốc chống co thắt đường tiêu hóa (Propantheline), thuốc chống co thắt bàng quang (Oxybutynin, Tolterodine), thuốc chống trầm cảm (Imipramin), thuốc giảm tiết mồ hôi (Glycopyrrolat)…

Thuốc kháng cholinergic như Glycopyrrolate (Robinul) được sử dụng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi hay chảy mồ hôi quá nhiều (Hyperhidrosis) trên nhiều bộ phận cơ thể hoặc một vùng cơ thể lớn (như lưng) mà không dễ điều trị bằng cách khác.

Trong một nghiên cứu đã được công bố trong ấn bản tháng3/2015 trên Tạp chí The American Medical Association Internal Medicine cho rằng, việc sử dụng thuốc kháng cholinergic ở những người trên 65 tuổi có thể không tốt cho trí não.

Nghiên cứu đã xem xét gần 3.500 bệnh nhân ở độ tuổi trên 65 có sử dụng thuốc kháng cholinergic. Các tình nguyện viên được theo dõi sức khỏe não bộ trong khoảng 7 năm (từ 1994 - 2012). Các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người có “mức độ sử dụng thuốc kháng cholinergic cao nhất” có khả năng phát triển bệnh mất trí nhớ gấp 1,5 lần những người không sử dụng thuốc kháng cholinergic. Các dữ liệu cũng chỉ ra rằng nguy cơ sa sút trí tuệ do dùng thuốc này vẫn tồn tại ngay cả sau khi bệnh nhân ngừng uống thuốc.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng một người dùng khoảng 5mg oxybutynin chloride/ngày hoặc 10mg doxepin hydrochloride/ngày trong hơn 3 năm sẽ có nguy cơ bị mất trí nhớ”.

Vì vậy, các chuyên gia cho hay, đối với người bị tăng tiết mồ hôi mà sử dụng thuốc kháng cholinergic cũng rất có thể rơi vào nguy cơ sa sút trí tuệ. Như đã biết, chứng tăng tiết mồ hôi là một bệnh mạn tính, phần lớn bệnh nhân khi đã lựa chọn điều trị bệnh bằng thuốc kháng cholinergic đều sử dụng thuốc trong thời gian dài - đây chính là lý do khiến họ nằm trong nhóm “mức độ sử dụng thuốc kháng cholinergic cao nhất”. Mặc dù nghiên cứu nêu trên mới chỉ xem xét tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic trên đối tượng trên 65 tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa là đối tượng trẻ tuổi hơn có thể sử dụng thuốc này an toàn. Vì vậy, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định tác động của thuốc cholinergic lên chức năng não não của bệnh nhân trẻ tuổi cũng như cách khắc phục tối ưu.

Các nhà nghiên cứu nhận định: “Khi kê đơn cho bệnh nhân, các bác sỹ, dược sỹ cần phải xem xét tới các tác dụng phụ tiềm năng của thuốc kháng cholinergic cho bệnh nhân lớn tuổi và nên xem xét lựa chọn thay thế thuốc khi có thể”.

May mắn thay, để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi, ngoài uống thuốc còn có một số phương pháp khác, bao gồm: Cắt hạch thần kinh giao cảm; Sử dụng liệu pháp ion hóa; Tiêm botox…

Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng, các hoạt chất sinh học từ Sơn thù du, Hoàng Kỳ, Thiên môn đông... giúp thiết lập cân bằng hệ thống điều nhiệt và trung khu kiểm soát bài tiết mồ hôi, bổ sung tân dịch bù lượng đã mất theo mồ hôi. Do vậy, sử dụng những sản phẩm thảo dược hàng ngày cũng là một phần quan trọng để giúp giảm tiết mồ hôi an toàn và hiệu quả.

Biết Tuốt H+ (Theo Sweat Help)

Gợi ý sản phẩm: Thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh - Không còn ám ảnh mồ hôi nhiều

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh