Với hàm lượng dinh dưỡng cao, một số loài tảo được chiết xuất thành đồ uống và thực phẩm chức năng
Hơn 20 năm chuyển mình của ngành thực phẩm chức năng ở Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo để thị trường TPCN minh bạch hơn
Tiềm năng của anthocyanin trong sản xuất thực phẩm chức năng
Tảo bẹ Kombu - món quà từ biển khơi cho sức khỏe con người
Thị trường tảo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) ưu tiên tìm kiếm các sản phẩm đáp ứng nhu cầu "sống xanh" và "thuần chay" của người tiêu dùng. Không ít nhà sản xuất đã tìm thấy câu trả lời ở tảo – một nguyên liệu bền vững với môi trường.
Tảo xuất hiện trong thực phẩm chức năng, đồ uống và mỹ phẩm với nhiều công dụng với sức khỏe, đồng thời còn giúp cắt giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính. Các loài tảo khác nhau được bào chế thành nhiều dạng (bột, viên nén, viên nang). Chúng chứa nhiều protein, acid amino, acid béo và khoáng chất cần thiết cho cả con người lẫn vật nuôi.
Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về cả chiết xuất tảo, tiêu thụ tảo cũng như các công thức tảo thành phẩm.
3 "ông lớn" trong sản xuất tảo là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Không chỉ đáp ứng thị trường nội địa, các sản phẩm từ tảo còn được xuất khẩu sang các nước có nhu cầu cao khác. Sự bùng nổ của thị trường tảo tại Châu Á – Thái Bình Dương đã "bén rễ" tới cả châu Âu và Bắc Mỹ.
Một số loài tảo phổ biến nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nhu cầu về tảo tăng cao không chỉ thu hút những "người chơi" mới tham gia thị trường, mà còn thúc đẩy các nhà sản xuất kỳ cựu mở rộng các dòng sản phẩm sử dụng tảo.
Bài viết trên tạp chí Nutritional Outlook giới thiệu một số dạng thành phẩm chiết xuất từ tảo được tiêu thụ nhiều tại Châu Á – Thái Bình Dương.
Astaxanthin
Astaxanthin là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, được chiết xuất từ vi tảo Haematococcus pluvialis. Với đặc tính chống viêm, giảm mệt mỏi và tốt cho sức khỏe sinh sản, astaxanthin hứa hẹn nhiều công dụng với hệ miễn dịch, trái tim, não bộ và thị lực.
Astaxanthin được bán ở nhiều dạng (bột, dầu), sử dụng chủ yếu trong thực phẩm chức năng và một số sản phẩm dinh dưỡng thể thao, chăm sóc sắc đẹp. Trung Quốc và Ấn Độ có đóng góp lớn nhất trong nhu cầu astaxanthin trên thị trường. Nhờ đó, đến năm 2025, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của mặt hàng này dự kiến tăng 12%.
Fucoxanthin
Fucoxanthin là một hoạt chất được chiết xuất từ tảo nâu (rong biển nâu), phổ biến nhất là rong biển Nhật Bản. Với tính chống viêm và chống oxy hóa, fucoxanthin được dùng chủ yếu trong nước uống thể thao, nước uống dinh dưỡng, thậm chí có trong đồ ăn vặt.
Thống kê năm 2020 cho thấy, Trung Quốc chiếm gần nửa thị phần fucoxanthin ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tảo xoắn (spirulina)
Tảo xoắn là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, sinh trưởng được cả ở vùng nước mặn lẫn nước ngọt. Tảo xoắn cung cấp nhiều vitamin, protein cùng vi chất sắt, đồng, carotenoid. Công dụng nổi bật của tảo xoắn là chống viêm và hỗ trợ ổn định cholesterol.
Tảo xoắn không chỉ là chất tạo màu cho thực phẩm mà còn được bào chế thành thực phẩm chức năng (dạng viên nén và dạng bột). Bột tảo xoắn tạo nên màu xanh đậm cho các món sinh tố, đồ uống protein.
Dẫn đầu trong thị trường tảo xoắn vẫn là Trung Quốc. Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc lại tập trung khách hàng sử dụng tảo xoắn phân khúc cao cấp. New Zealand, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng và cơ hội với mặt hàng này.
Tảo lục (chlorella)
Chlorella là một chi tảo được chiết xuất thành nhiều dạng, từ thực phẩm chức năng tới mỹ phẩm. Tảo lục có hàm lượng protein dồi dào, giàu chất béo, natri và carbohydrate. Đây là nguyên liệu được săn đón trong các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thế thao (sinh tố xanh, thực phẩm hỗ trợ tăng cơ, protein). Ngoài ra, tảo lục còn có tính chất chống oxy hóa và lão hóa, hạn chế gàu và rụng tóc…
Tảo lục được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trong các sản phẩm dinh dưỡng cho con người cũng như thức ăn chăn nuôi.
Bình luận của bạn