Buồn ngủ sau khi ăn có phải triệu chứng đái tháo đường không?

Hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn có liên quan thế nào đển đái tháo đường?

Người bệnh đái tháo đường nên chế biến thức ăn thế nào mới tốt?

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ điều trị dài hạn?

Làm sao để vết thương sau phẫu thuật ở người bệnh đái tháo đường nhanh lành?

5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

Cảm giác buồn ngủ sau ăn liên quan tới đường huyết thế nào?

Lâu nay, người ta cho rằng, hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn là do cơ thể tăng cường lưu thông máu tới hệ tiêu hóa, giảm lưu lượng máu tới não, gây ra cảm giác uể oải, buồn ngủ. Cảm giác buồn ngủ còn được cho là do sau khi ăn, cơ thể tiết ra một số hormone kích hoạt trung tâm giấc ngủ trong não. Bên cạnh đó những nghiên cứu còn cho thấy hiện tượng này có thể liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Trường hợp bạn thường xuyên thấy mệt, buồn ngủ sau bữa ăn, đây có thể là dấu hiệu đường huyết của bạn đang vượt ngưỡng khỏe mạnh, hoặc có sự dao động quá đột ngột. Cả 2 biểu hiện trên đều có thể xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu cho thấy, đường huyết tăng cao có thể gây ra cảm giác mệt mỏi. Ở người bệnh đái tháo đường không được điều trị hợp lý, đường huyết thường tăng cao sau mỗi bữa ăn.

Người bệnh đái tháo đường dùng thuốc và ăn uống không hợp lý có thể khiến đường huyết lên xuống thất thường, gây buồn ngủ sau khi ăn

Người bệnh đái tháo đường dùng thuốc và ăn uống không hợp lý có thể khiến đường huyết lên xuống thất thường, gây buồn ngủ sau khi ăn

Nguyên nhân đầu tiên có thể là do hormone insulin hoạt động không hiệu quả, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào. Vì vậy, người bệnh phải dùng tới các nguồn năng lượng khác như chất béo. Giải thuyết cho rằng, trạng thái cơ thể đốt cháy chất béo làm năng lượng dẫn tới cảm giác mệt mỏi ở người mắc đái tháo đường.

Ngoài ra, người có bệnh lý đái tháo đường thường có đường huyết lên xuống thất thường. Giai đoạn đường huyết tăng cao, nhất là sau khi ăn, có thể kích hoạt quá trình stress oxy hóa và hiện tượng viêm, gây ra các biến chứng mạch máu.

Đường huyết tăng cao còn gây ra hiện tượng bài niệu thẩm thấu, khiến bạn đi tiểu nhiều, cơ thể mất nước cũng góp phần dẫn tới cảm giác mỏi mệt, buồn ngủ sau ăn.

Ngược lại, hạ đường huyết cũng khiến người bệnh đái tháo đường mệt mỏi. Điều này xảy ra khi người bệnh ăn ít hơn bình thường dù uống thuốc đúng liều. Dùng thuốc hạ đường huyết liều cao mà không ăn uống đầy đủ cũng dễ khiến người bệnh gặp tác dụng phụ như mệt mỏi, lú lẫn, chóng mặt.

Biện pháp ổn định đường huyết sau khi ăn

Để kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn, bạn nên đảm bảo bữa ăn cân bằng, có đủ rau xanh, protein và tinh bột

Để kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn, bạn nên đảm bảo bữa ăn cân bằng, có đủ rau xanh, protein và tinh bột

Buồn ngủ sau khi ăn có thể xảy ra ở cả những người khỏe mạnh, dù cảm giác chỉ ở mức nhẹ và thường không cản trở sinh hoạt hàng ngày. Bữa ăn quá no; Ăn quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, protein và chất béo, đặc biệt là đồ ngọt đều dễ làm bạn “ngáp ngắn ngáp dài”.  

Nếu bạn lo lắng mình mắc đái tháo đường, hãy tới cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cần thiến và để bác sĩ chẩn đoán. Ngoài dấu hiệu buồn ngủ, mệt mỏi sau bữa ăn, người có đường huyết cao còn có biểu hiện: Khát nước liên tục và đi tiểu nhiều; Thấy đói ngay cả sau khi ăn; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Tay chân tê bì; Thị lực suy giảm; Vết thương có lành; Viêm nhiễm tái phát nhiều lần…

Để hạn chế cơn buồn ngủ sau khi ăn, bạn nên xây dựng thực đơn cân bằng, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bữa ăn nên có đủ các nhóm chất như: Carbohydrate phức tạp (trong các loại củ, ngũ cốc nguyên hạt), thịt nạc và cá, cùng nguồn chất béo lành mạnh. Tránh ăn đồ chiên rán và thực phẩm chứa quá nhiều đường.

Đi bộ ngoài trời sau khi ăn cũng giúp giảm mệt mỏi, tăng khả năng tập trung. Đây là gợi ý phù hợp cho người cần quay lại làm việc ngay sau bữa ăn trưa.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết