Đau nhức bàn chân ở người cao tuổi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
5 thực phẩm cần hạn chế để làm chậm quá trình lão hóa
Podcast: Giảm đau xương khớp khi trời lạnh
Dầu mè giúp bảo vệ xương ở phụ nữ mãn kinh
8 thói quen xấu làm suy yếu xương khi về già
Vấn đề về cơ xương khớp do lão hóa đôi chân
Quá trình lão hóa của cơ thể bắt đầu từ rất sớm và âm thầm tác động lên các bộ phận cơ thể. Với bàn chân, các mô mềm sẽ thoái hóa dần theo thời gian, mất đi độ đàn hồi. Theo bác sĩ Christopher Chiodo – chuyên gia phẫu thuật chân và mắt cá tại Bệnh viện Brigham and Women's (Mỹ), hiện tượng trên khiến các mô tại bàn chân bị rách dần, bàn chân không giữ được cung vòm tự nhiên…
Ảnh hưởng của tuổi tác rõ rệt hơn ở phụ nữ sau tuổi 50. Đây là đối tượng có nguy cơ loãng xương, khiến bàn chân dễ bị rạn xương khi chấn thương. Ở độ tuổi sinh sản, hormone thay đổi trong thai kỳ còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe khớp. Thói quen đi giày cao gót cũng dồn nhiều áp lực lên phần mũi bàn chân, dễ gây ra bệnh lý khi về già.
Dưới đây là một số vấn đề về cơ xương khớp thường gặp ở bàn chân người cao tuổi:
Rạn xương
Rạn xương xảy ra khi trên xương bàn chân có những vết nứt nhỏ, hình thành do sức nặng chèn ép lên xương liên tục, hoặc do xương yếu dần theo thời gian. Hậu quả là bàn chân người cao tuổi bị đau nhức, đau trở nặng khi vận động, đi kèm hiện tượng sưng viêm.
Viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân (plantar fasciitis) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân. Bệnh xảy ra khi dải mô dày chạy dọc dưới gan chân, có nhiệm vụ kết nối xương gót chân với ngón chân bị viêm. Người bệnh sẽ thấy đau nhói ở gót chân, đặc biệt vào buổi sáng và đau sau khi ngồi một lúc lâu.
Người mang vác nặng thường xuyên là đối tượng dễ bị viêm cân gan chân. Ngoài ra, tham gia các hoạt động cường độ cao, không đi giày có khả năng nâng đỡ chân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
Biến dạng khớp bàn ngón chân cái (bunion)
Đây là bệnh lý khiến khớp nối giữa ngón chân cái với bàn chân sưng to và lồi ra ngoài. Bệnh lý này có yếu tố di truyền, đồng thời thường gặp ở người đi giày quá chật. Không chỉ gây biến dạng ngón chân cái, tình trạng này còn gây đau nhức một bên bàn chân.
Hội chứng bàn chân bẹt
Tuổi tác tăng cao khiến các mô liên kết sợi, dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ bàn chân bị xơ cứng, mất đi độ đàn hồi. Hậu quả là sụp vòm chân gây ra tình trạng bàn chân bẹt.
Bàn chân bẹt khiến người cao tuổi dễ bị nhức mỏi khi vận động, đồng thời còn gây sưng, đau nhức gót chân và má trong của bàn chân.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng viêm khớp mạn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Khoảng 3/4 người mắc thoái hóa khớp là người trên 55 tuổi, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Ngoài các vị trí như bàn tay, hông, đầu gối, cột sống, các khớp bàn chân cũng không thể tránh khỏi nguy cơ thoái hóa.
Biện pháp bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp bàn chân khi về già
Để ngăn ngừa các bệnh lý trên, người cao tuổi nên đi giày dép đế thấp, thoải mái và có khả năng nâng đỡ chân tốt. Về tập luyện, nên chọn các bài tập ít tác động tới khớp bàn chân như đạp xe, bơi lội để giảm bớt áp lực cho bàn chân. Bác sĩ có thể khuyến nghị người cao tuổi giãn cơ, chườm lạnh, hoặc uống thuốc chống viêm phù hợp.
Nếu tình trạng đau nhức bàn chân kéo dài hơn 1-2 tuần, người cao tuổi nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Người bị chấn thương ở chân gây cản trở đi lại nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Để phòng ngừa các vấn đề do lão hóa, người cao tuổi nên chọn hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, giãn mô mềm ở chân đều đặn như yoga, thái cực quyền.
Bình luận của bạn