Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh việc sử dụng vaccine COVID-19

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất về việc tiêm vaccine COVID-19

Bộ Y tế lập 7 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Một gia đình ngộ độc sau ăn bánh trôi ngô; Singapore có ca đậu mùa khỉ đầu tiên

TP.HCM không thiếu thuốc tại cơ sở y tế

Các tỉnh phía Nam "nóng" dịch sốt xuất huyết

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu 20 tỉnh, thành phía Nam phải thần tốc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trước 30/6 phải hoàn thành việc tiêm chủng các lô vaccine đã phân bổ. Chỉ đạo này được đưa ra trong bối cảnh dịch diễn biến khó lường, có tình trạng tồn đọng nhiều vaccine COVID-19 dẫn tới nguy cơ cao hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, đối tượng tiêm vaccine COVID-19 liều bổ sung là người 18 tuổi trở lên, có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; Người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao. Ngoài ra, người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell hoặc vaccine Sputnik V cũng cần tiêm liều bổ sung.

Bộ Y tế  cũng đã có quyết định thu hồi số đăng ký lưu hành trang thiết bị đối với bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro phát hiện SARS-CoV-2, chủng loại: LightPower iVASARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Theo Sở Y tế TP.HCM, báo cáo nhanh từ 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết của thành phố cho thấy các ca bệnh nhập viện đang gia tăng. 50% số bệnh nhân nặng là do các bệnh viện tỉnh chuyển đến do quá khả năng điều trị. Sở Y tế khuyến cáo các phòng khám tư nhân, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp là người trong cùng một gia đình bị ngộ độc sau khi ăn thịt cóc. Các bệnh nhân nhập viện với triệu chứng chóng mặt, nôn nhiều, đại tiện phân lỏng nhiều lần, kèm theo tức ngực, khó thở. Thịt cóc không độc nhưng các bộ phận như da, trứng, gan, ruột của cóc có chứa Bufotoxin gồm nhiều độc tố rất mạnh và một số hợp chất hữu cơ khác, có thể gây tử vong nhanh nếu ngộ độc nặng. Các bác sỹ khuyến cáo, người dân sử dụng thịt cóc làm thực phẩm phải đảm bảo chế biến loại bỏ những bộ phận chứa nọc độc trước khi sử dụng.

Trường Đại học Y Hà Nội công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2022 với 1.170 chỉ tiêu, tăng 20 chỉ tiêu so với năm ngoái. Đáng chú ý, nhà trường có sự thay đổi ở Ngành Điều dưỡng. Cơ sở chính tại Hà Nội sẽ chỉ tuyển chương trình điều dưỡng tiên tiến. Chương trình điều dưỡng chính quy sẽ được đào tạo tại Phân hiệu Thanh Hóa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét liệu có nên công bố đậu mùa khỉ là "Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm" hay không. Trước đó, WHO từng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế với các đợt bùng phát COVID-19, đợt bùng phát Ebola, Zika. Tại cuộc họp vào hôm qua, Tổng Giám đốc WHO cho rằng cần giải quyết sự kỳ thị, phân biệt đối xử và các thông tin sai lệch về đậu mùa khỉ một cách nhanh chóng và dứt khoát.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin