Tóc rụng không rõ nguyên nhân là bệnh gì?
Đái tháo đường cũng có thể gây rụng tóc?
5 nguyên nhân có thể gây hói đầu ở nam giới
Bệnh rụng tóc lan tỏa do stress và thói quen sống chữa thế nào?
Hói đầu do di truyền có chữa được không?
Suy giáp
Tình trạng tóc khô, hư tổn và dễ gãy rụng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng tuyến giáp có vấn đề, hoặc suy giáp. Khi tuyến giáp có vấn đề, nó sẽ không sản xuất đủ hormone, từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể và gây ra tình trạng rụng tóc.
Bệnh vẩy nến
Gàu là một vấn đề phổ biến và có thể dễ dàng điều trị bằng các loại dầu gội đầu chống gàu. Tuy nhiên nếu gàu bắt đầu biến thành các lớp dày, da đầu bị vảy và bạn bắt đầu rụng tóc thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh vẩy nến.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Việc rụng tóc nhiều và kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố, gây ra do hội chứng buồng trứng đa nang. Dư thừa nội tiết tố androgen ở người mắc buồng trứng đa nang sẽ khiến đầu nhiều gàu, tóc rụng, mỏng dần đi và hói đầu như nam giới.
Rụng tóc có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Lúc này, lượng hormone dihydrotestosterone – DHT (do testosterone chuyển hóa thành) tăng cao làm các nang tóc thiếu chất dinh dưỡng, tóc sẽ mỏng, yếu, dễ rụng và khó mọc lại. Hơn nữa, DHT còn khiến bã nhờn tiết nhiều, làm chân tóc bít lại, yếu và dễ rụng.
Bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tuần hoàn của cơ thể và làm giảm số lượng các chất dinh dưỡng và oxy đến bàn chân và những vùng da đầu. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường còn ảnh hưởng tới khả năng lưu thông tới da đầu, điều này khiến các nang tóc sẽ chết và dẫn đến rụng tóc.
Thiếu protein
Tóc được tạo ra từ một loại protein được gọi là keratin. Vì vậy, nếu bạn không cung cấp đủ protein trong chế độ ăn uống, nó có thể làm suy yếu mái tóc của bạn. Tình trạng thiếu protein kéo dài còn có thể gây ra các vấn đề tuyến giáp, vì vậy hãy cố gắng cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể.
Bình luận của bạn