Tổng quan những điều cần biết về sỏi đường mật

Sỏi đường mật là bệnh tạo sỏi trong hệ thống đường mật, bao gồm cả túi mật

Người bị sỏi túi mật uống thuốc gì để tan sỏi?

Khi nào cần mở ống mật chủ lấy sỏi, cách thực hiện thế nào?

Tổng hợp các cách đẩy sỏi mật ra ngoài hiệu quả

Phẫu thuật cắt túi mật xong có hết đau đớn, trướng bụng không?

Sỏi đường mật là gì?

Sỏi đường mật là căn bệnh tạo sỏi trong hệ thống đường dẫn mật. Theo đó, viên sỏi xuất hiện trong các ống dẫn mật trong gan hay ống mật chủ đều có thể gọi là sỏi đường mật.

Dư thừa bilirubin trong dịch mật hoặc nhiễm ký sinh trùng đường mật được xem là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sỏi đường mật.

Phân loại sỏi đường mật

Sỏi đường mật có thể được phân loại theo thành phần hóa học của sỏi, vị trí và theo nguồn gốc, cụ thể như sau:

Phân loại theo thành phần hóa học của sỏi

- Sỏi cholesterol chiếm 14,8%. Loại sỏi này thường chỉ có một viên, màu vàng sẫm, hình bầu dục hoặc tròn.

- Sỏi sắc tố mật chiếm 3,2%. Loại sỏi này nhỏ và cứng, có màu xanh, nâu hoặc óng ánh đen, thành phần có sắc tố mật và calci.

- Sỏi hỗn hợp chiếm 52%. Loại sỏi này có thành phần chủ yếu là cholesterol (94%), sắc tố mật (3%) và calci (2%). Sỏi hỗn hợp thường có nhiều viên.

- Sỏi calci carbonate: Sỏi có thể phối hợp hoặc không phối hợp với bilirubin calcique.

Phân loại theo vị trí

- Sỏi đường mật ngoài gan: Sỏi ống mật chủ.

- Sỏi đường mật trong gan: Sỏi ống gan trái và sỏi ống gan phải.

Sỏi túi mật đang có xu hướng xuất hiện nhiều hơn sỏi đường mật

Sỏi túi mật đang có xu hướng xuất hiện nhiều hơn sỏi đường mật

Phân loại theo nguồn gốc

- Sỏi nguyên phát: Hình thành nguyên phát trong đường mật, xuất hiện ở ống gan hoặc ống mật chủ và chiếm đa số các trường hợp.

- Sỏi thứ phát: Chủ yếu là do sỏi từ túi mật rơi xuống đường dẫn mật.

Triệu chứng cảnh báo sỏi đường mật

Trên thực tế, khoảng 2/3 người bị sỏi đường mật không gặp phải triệu chứng cảnh báo nào rõ rệt. Tuy nhiên, với khoảng 1/3 trường hợp còn lại, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

- Cơn đau quặn mật: Đặc điểm là đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị, dưới sườn phải. Cơn đau đớn, khó chịu có mức độ tăng dần, có thể kéo dài tới vài giờ.

- Vàng da.

- Sốt, buồn nôn, đầy trướng, khó tiêu…

Biến chứng sỏi đường mật

Sỏi đường mật nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:

- Viêm đường mật: Có khả năng chuyển thành áp xe rất khó điều trị. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh, tình trạng viêm có thể hết ở khoảng 75% trường hợp.

- Viêm tụy do sỏi: Ống tụy bị chặn lại bởi sỏi đường mật, dịch tụy bị ứ lại sẽ tiêu hóa luôn cả tuyến tụy gây viêm tụy cấp. Đây là biến chứng nguy hiểm và cần điều trị kịp thời.

- Ung thư đường mật: Rất hiếm gặp nhưng cũng rất nguy hiểm. 

- Tổn thương gan: Sỏi đường mật trong gan rất dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng làm suy giảm chức năng gan như xơ gan, viêm gan, áp xe gan… cuối cùng dẫn đến suy gan.

Điều trị sỏi đường mật

Điều trị không phẫu thuật

Có một số phương pháp điều trị sỏi đường mật không cần phẫu thuật, có thể kể tới như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, lấy sỏi qua nội soi.

Điều trị sỏi đường mật ngoài gan (sỏi ống mật chủ)

 

Sỏi đường mật ngoài gan có thể được điều trị bằng nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi (mổ hở hay mổ nội soi).

Điều trị sỏi đường mật trong gan

Được chỉ định chung khi mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật ngoài gan hoặc khi người bệnh có triệu chứng nặng như đau nhiều hay sốt.

Phương pháp lấy sỏi đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Sỏi đường mật không quá nhiều, không quá lớn.

- Sỏi đường mật chưa hay đã mở ống mật chủ lấy sỏi.

- Sỏi đường mật kèm sỏi túi mật có chỉ định cắt túi mật nội soi.

Ngoài ra, do thuốc Tây y gần như không có hiệu quả với sỏi đường mật, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số loại thảo dược để hỗ trợ đào thải sỏi một cách tự nhiên. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến bài thuốc 8 thảo dược quý, đã có nghiên cứu như uất kim, chi tử, hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo. 

Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại trên người bệnh thực tế cho thấy bài thuốc 8 thảo dược quý giúp làm tan sỏi đường mật tự nhiên, có thể cải thiện triệu chứng khó tiêu do sỏi sau 2 - 4 tuần, ngăn biến chứng nguy hiểm do sỏi gây ra. 

Chính nhờ tác dụng toàn diện trên hệ thống gan mật như vậy, bài thuốc 8 thảo dược quý đã trở thành lựa chọn "đầu tay" của nhiều chuyên gia gan mật trong suốt 10 năm qua.

Vi Bùi (Tổng hợp)

 

TPBVSK Kim Đởm Khang - hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật từ 8 thảo dược quý

Với thành phần 8 thảo dược quý, TPBVSK Kim Đởm Khang là giải pháp hữu hiệu cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

kim-dom-khang

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa