Cần làm gì để phòng ngừa tăng đường huyết ở trẻ nhỏ trong ngày Tết?

Bánh kẹo luôn hấp dẫn trẻ em trong những ngày Tết

Loại trái cây giúp chế ngự cơn thèm đồ ngọt hiệu quả

6 thực phẩm tự nhiên thay thế đường tốt cho sức khỏe

Làm sao để giảm cảm giác thèm ngọt khi “cai” đồ ngọt?

6 dấu hiệu cảnh báo khi bạn đã nạp quá nhiều đường

Khi sử dụng bánh mứt nhiều, trẻ có nguy cơ gặp tăng đường huyết đột ngột, mà biểu hiện ban đầu với triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, hay ói mửa, đau bụng sau đó thở mệt, rối loạn tri giác lơ mơ, hôn mê…

Khoa học chưa chứng minh được ăn nhiều đường gây ra bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, lượng đường “dư” trong máu buộc tụy tạng và các cơ quan khác phải làm việc nhiều để chuyển đường thành chất béo dự trữ tại mô mỡ. Hậu quả lâu dài là nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây, nhất là ở những trẻ hiện đã thừa cân béo phì.

Tăng đường huyết và đái tháo đường ở trẻ khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác, dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán, xử trí kịp thời.

Việc sử dụng nhiều bánh, mứt, kẹo dẫn đến mất cân đối chất trong ăn uống của trẻ

Việc sử dụng nhiều bánh, mứt, kẹo dẫn đến mất cân đối chất trong ăn uống của trẻ

Tình trạng tăng đường huyết đặc trưng với triệu chứng "4 nhiều": Ăn nhiều, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng hiện nay, ít gặp trẻ đái tháo đường biểu hiện cả 4 triệu chứng. Thông thường, trẻ còn biểu hiện ăn kém, sụt cân, mệt mỏi, suy kiệt, nôn ói, đau bụng, mất nước, rối loạn tri giác (lơ mơ, hôn mê).

Một số khác có biểu hiện qua suy giảm sức đề kháng cơ thể như bị nhọt da, viêm ngứa bộ phận sinh dục, viêm quanh nướu răng hay biểu hiện thần kinh như tê rần như kiến bò ở chân, mạch máu võng mạc. Trước đó, trẻ có thể biểu hiện đơn thuần là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, đường tiêu hóa hay tiết niệu.

Lượng đường nạp vào cơ thể trẻ tăng trong ngày Tết không chỉ qua đường ăn các loại bánh mứt kẹo mà còn qua cả đường uống như các loại nước ngọt. Khi uống một lon nước ngọt, các em đã dùng tới 36gr đường, trong khi mỗi người chỉ nên sử dụng không quá 20gr đường mỗi ngày.

Để kiểm soát đường huyết cũng như cân nặng, trẻ cần có một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động. Ngày Tết, phụ huynh nên khuyến khích con đi chơi, chạy nhảy, nô đùa… sẽ giúp tiêu hao năng lượng khi bé "nạp" quá nhiều đồ ngọt. 

Các chuyên gia cũng khuyến nghị, cha mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ ăn 3 bữa chính, đủ chất, ăn uống đúng giờ trong suốt kỳ nghỉ. Không nên cho trẻ ăn bánh, mứt, kẹo trước các bữa ăn, không ăn quá khuya trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng để phòng nguy cơ sâu răng cho trẻ cũng là điều cần lưu ý.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ