Trẻ bị đau cổ chân, mắt cá chân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ chân, đau mắt cá chân

6 nguyên nhân gây đau chân vào mùa Đông

Giảm đau chân khi đi giày cao gót

Đau gót bàn chân và gót chân do đâu?

Trẻ đi nhón gót chân có nguy hiểm?

Bố mẹ và trẻ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau cổ chân và đau mắt cá chân để xác định khi nào cần đưa trẻ đi khám, tránh ảnh hưởng xấu đến dáng đi và sức khỏe của trẻ.

Hội chứng bàn chân dẹt (Flat feet)

Trẻ có bàn chân dẹt, bàn chân phẳng có nghĩa là bàn chân không có vòm như bình thường. Hội chứng bàn chân dẹt có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bàn chân, thường không xuất hiện cho đến khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi. 

Bàn chân dẹt đôi khi có thể gây đau ở cổ chân, mắt cá chân, gót chân hoặc vòm, đặc biệt là khi chạy hoặc đi bộ. Các bác sỹ thường khuyên những người có bàn chân dẹt nên đặt giày hoặc gót để giảm đau. Nếu quá đau thì nên nghỉ ngơi để không bị đau quá mức. Kiểu giày đặc biệt, đi chân đất hoặc bài tập không thể cải thiện tình trạng này.

Có bàn chân dẹt, bàn chân phẳng có thể khiến trẻ bị đau cổ chân, đau mắt cá chân

Đau khi trẻ lớn lên 

Đau cổ chân, mắt cá chân thường là dấu hiệu cho thấy trẻ đang lớn lên. Cơn đau này thường xảy ra ở độ tuổi từ 8 - 12 (giai đoạn trẻ có sự phát triển vượt trội về thể chất). Sự tăng trưởng về xương và sụn có thể khiến trẻ bị đau gót chân, cổ chân và mắt cá chân, thậm chí có thể khiến trẻ phải đi khập khiễng.

Dùng dụng cụ chỉnh hình, nẹp chân có thể ngăn ngừa đau và chấn thương. 

Chấn thương 

Theo các bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ, bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong thể thao, và là một nguyên nhân phổ biến gây đau cổ chân. 

Theo các chuyên gia, các môn thể thao như bóng đá, khúc côn cầu cùng với việc tập luyện quá mức và sai kỹ thuật có thể gây đau cổ chân, đau mắt cá chân ở trẻ. 

Vân Anh H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ