Trẻ bị viêm VA: Khi nào cần phẫu thuật nạo VA?

Trẻ bị viêm VA thường bị ho, chảy nước mũi, sổ mũi

Nên hay không nên nạo VA cho trẻ?

Phân biệt viêm VA và viêm amidan ở trẻ

Trẻ bị viêm VA ăn gì nhanh khỏi, ăn gì bệnh tăng nặng?

Chăm sóc trẻ bị viêm VA không đúng cách để không còi cọc, gù lưng

Viêm VA ở trẻ là gì?

Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ từ 1 - 5 tuổi. Viêm VA là chữ viết tắt theo tiếng Pháp là Vesgestation Adenoides, tiếng Anh là Enlarged Adenoids.

VA có từ lúc trẻ mới sinh ra, bản chất chính là mô nằm ở phía sau của mũi. Giống như amidan, VA giúp giữ cho trẻ khỏe mạnh bằng cách đào thải vi khuẩn và virus có hại mà trẻ hít vào hoặc nuốt vào. Mặc dù bạn có thể nhìn thấy amidan ở phía sau của cổ họng, nhưng VA thì không thể nhìn thấy trực tiếp. 

VA có vai trò quan trọng giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tránh được nhiễm trùng. Nhưng chúng trở nên ít quan trọng hơn khi trẻ lớn lên, bởi cơ thể trẻ sẽ phát triển nhiều cách để chống lại vi trùng. VA thường bắt đầu co lại khi trẻ được 5 tuổi và thường biến mất ở tuổi thiếu niên. 

VA giúp chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Bởi vì VA chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nên mô VA đôi khi tạm thời nở (trở nên mở rộng hơn) vì nó cố gắng chống lại nhiễm trùng. VA sưng đôi khi lại tốt hơn, nhưng nó cũng có thể bị nhiễm bệnh. Nếu trẻ bị viêm VA tái phát nhiều lần, bác sỹ có thể khuyên nên cắt bỏ. Thông thường, amidan và VA được phẫu thuật loại bỏ cùng một lúc.

Các triệu chứng viêm VA ở trẻ

- Khó thở bằng mũi
- Thở bằng miệng
- Giọng nói giống như lỗ mũi bị chèn ép 
- Thở gấp
- Ngáy
- Ngưng thở trong vài giây khi ngủ
- Triệu chứng giống như "xoang" 
- Viêm tai giữa tái phát nhiều lần.

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm VA, bác sỹ có thể kiểm tra tai - mũi - họng của trẻ. Ngoài các loại thuốc uống, bác sỹ cũng có thể kê đơn thuốc Steroid mũi (xịt vào mũi) để giảm sưng.

Khi nào cần phẫu thuật nạo VA?

Nếu viêm VA tái phát nhiều lần và uống thuốc không giúp bệnh suy giảm, bác sỹ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật để loại bỏ VA cho trẻ. Điều này có thể được khuyến khích nếu trẻ có 1 hoặc nhiều điều sau: 

- Khó thở
- Khó thở khi ngủ
- Viêm VA tái phát nhiều lần
- Viêm xoang thường xuyên 
- Viêm tai giữa tái phái nhiều lần, mất thính giác cần phải đặt ống tai thứ hai hoặc thứ ba. 

Việc loại bỏ VA đặc biệt quan trọng nếu nhiễm trùng tái phát gây viêm xoang hoặc viêm tai. VA sưng nặng có thể gây viêm tai giữa dẫn đến mất thính lực tạm thời. Vì vậy, trẻ bị viêm VA gây đau tai thường xuyên và tích tụ chất lỏng cũng có thể cần phải phẫu thuật cắt VA tại thời điểm phẫu thuật ống tai.

Mặc dù VA có thể được phẫu thuật cắt bỏ mà không có amidan, nhưng nếu trẻ có vấn đề về amidan, chúng có thể được loại bỏ cùng một lúc.

Điều gì xảy ra trong khi phẫu thuật nạo VA?

Phẫu thuật cắt bỏ VA có thể đáng sợ với cả trẻ nhỏ và bố mẹ. Bạn có thể giúp chuẩn bị tinh thần cho con bằng cách nói về việc sắp xảy ra. Trong quá trình phẫu thuật nạo VA: 

- Trẻ sẽ được gây mê toàn thân. Trẻ sẽ ngủ trong khoảng 20 phút. 

- Bác sỹ phẫu thuật có thể lấy amidan và/hoặc VA qua miệng mở của trẻ, không cần phải cắt qua da. Các bác sỹ phẫu thuật nạo VA, sau đó cầm máu cho trẻ. 

Trẻ sẽ thức dậy tại khu hồi sức. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ được về nhà ngay trong ngày. Một số trẻ có thể cần ở lại qua đêm để theo dõi. 

Sau khi phẫu thuật nạo VA, khoảng vài ngày trẻ có thể đau họng, sổ mũi, hơi thở có mùi hôi. Trong vòng chưa đầy một tuần sau khi phẫu thuật, mọi thứ sẽ trở lại bình thường, các vấn đề do VA gây ra sẽ biến mất. Phẫu thuật nạo VA không cần phải khâu, vùng VA sẽ tự động lành lại.

An An H+ (Theo kidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ